• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người trực tiếp nuôi dưỡng ngăn cản quyền thăm nom con sau ly hôn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng....

  • Ngăn cản quyền thăm nom con sau ly hôn xử lý như thế nào?
  • ngăn cản quyền thăm nom
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 NGĂN CẢN QUYỀN THĂM NOM, CHĂM SÓC GIỮA CHA, MẸ VÀ CON BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO

Kiến thức của bạn:

      Quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Kiến thức của luật sư:

      Hiện nay có  nhiều trường hợp sau khi ly hôn, vợ (chồng) ngăn cản quyền thăm nom con và luôn tìm cách để không cho gặp mặt con. Vậy trường hợp này có vi phạm pháp luật không? Và cách xử lý ra sao? Bài viết dưới đây, chúng tôi- đội ngũ chuyên viên tư vấn Luật Toàn Quốc sẽ tư vấn cho các bạn hướng giải quyết khi các bạn ở trong hoàn cảnh này.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
  • Nghị định 167/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình

Nội dung câu trả lời:  

Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

  • Theo quy định  tại Điều 82, Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:            

1.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3.Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không được ai cản trở.

      Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền       

     Như vậy, nếu bạn thăm nom con mà không gây ảnh hưởng xấu tới việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con thì không ai có quyền ngăn cản bạn.

      Hành vi “ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau” là hành vi bạo lực gia đình cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng (điểm d, Khoản 1, Điều 2, Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007)

       Điều 53, Nghị định 167/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định như sau: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

  • Thẩm quyền xử phạt Hành chính đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom

      Theo điều 66 và điều  67, Nghị định 167/2013, những người sau đây có quyền xử phạt

- Thủ trưởng cơ quan công an các cấp

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp .

      Trên đây là những quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi người trực tiếp nuôi con không cho thăm nom con sau ly hôn. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

Liên kết tham khảo:

   
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178