• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu? với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ cấp xã hội (270.000 đồng) nhân với hệ số tương ứng....

  • Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu?
  • hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG

     Bạn đang tìm hiểu các quy định của pháp luật về hưởng trợ cấp xã hội như: đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội, mức hưởng trợ cấp xã hội, điều kiện hưởng trợ cấp xã hội… đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc cho bạn.

1. Trợ cấp xã hội là gì?

     Trong các quy định của pháp luật hiện hành, không có quy định cụ thể về khái niệm trợ cấp xã hội là gì.

     Trên thực tế, trợ cấp xã hội được hiểu là khoản trợ giúp của Nhà nước dành cho một số nhóm đối tượng như trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hộ nghèo, người già không nơi nương tựa, người mắc bệnh hiểm nghèo; người cao tuổi... để phần nào giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống trước mắt và ổn định về lâu dài.

     Đây là một trong những chế độ thể hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh để giúp họ có thêm nghị lực, thêm niềm tin vào cuộc sống.

MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP XÃ HỘI

2. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

     Tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

2.1 Nhóm các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5

     Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
  • Mồ côi cả cha và mẹ;
  • Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
  • Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
  • Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
  • Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
  • Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
  • Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2.2 Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5

     Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.

2.3 Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5

     Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.

2.4 Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5

     Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 5 (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

2.5 Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5

     Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

  • Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
  • Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
  • Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
  • Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

2.6 Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5

     Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

2.7 Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 5

     Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các mục 2.1, 2.3 và 2.6 đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

2.8 Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 5

     Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

HƯỞNG TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG

3. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng

3.1 Mức chuẩn trợ giúp xã hội

  • Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
  • Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.

     Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

  • Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
    • Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
    • Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

3.2 Mức trợ cấp xã hội cụ thể đối với từng đối tượng

     Mức trợ cấp xã hội cụ thể đối với từng đối tượng được xác định theo công thức:

Mức trợ cấp xã hội = mức chuẩn trợ cấp x hệ số tương ứng với từng đối tượng = 360.000 x hệ số

     Hệ số để tính trợ cấp xã hội được quy định tại Khoản 6 Điều 20/2021/NĐ-CP như sau:

  • Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 
    • Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
    • Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
  • Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 
  • Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5
    • Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
    • Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
  • Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5: Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.
  • Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5
    • Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
    • Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
    • Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
    • Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
  • Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:
    • Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
    • Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
    • Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
    • Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
  • Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5

 4. Câu hỏi thường gặp về hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:

Câu hỏi 1: Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho người trên 90 tuổi là bao nhiêu?

     Người già trên 80 tuổi không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt như: thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng... thì được hưởng trợ cấp là 1 lần mức chuẩn trợ cấp xã hội tương đương số tiền 360.000đ/ tháng

Câu hỏi 2: Trẻ em 10 tuổi bị mồ côi cả cha lẫn mẹ được hưởng trợ cấp bao nhiêu tiền?

     Trẻ em trên 4 tuổi bị mồ côi cả cha lẫn mẹ được hưởng trợ cấp là 1,5 lần mức chuẩn trợ cấp xã hội tương đương 540.000đ/ tháng

Câu hỏi 3: Người nhiễm HIV thuộc diện hộ nghèo mỗi tháng được trợ cấp bao nhiêu?

Người nhiễm HIV thuộc diện hộ nghèo không có thu nhập ổn định được hưởng trợ cấp xã hội là 1,5 lần mức chuẩn trợ cấp xã hội tương đương 540.000đ/tháng

Bài viết tham khảo:

   Để được tư vấn về hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178