Một số nguyên tắc trong luật tố tụng hành chính
17:22 24/07/2020
Nguyên tắc và quyền của đương sự trong Luật tố tụng hành chính đã được pháp luật hiện hành quy định cụ thể như sau:......
- Một số nguyên tắc trong luật tố tụng hành chính
- Nguyên tắc trong luật tố tụng hành chính
- Pháp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nguyên tắc trong luật tố tụng hành chính
Câu hỏi của bạn về nguyên tắc trong luật tố tụng hành chính:
Thưa Luật sư, Luật sư có thể cho tôi được biết các nguyên tắc trong luật tố tụng hành chính hiện nay là gì, đươc quy định như thế nào không?
Xin cảm ơn
Câu trả lời của Luật sư về nguyên tắc trong luật tố tụng hành chính
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về nguyên tắc trong luật tố tụng hành chính, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về nguyên tắc trong luật tố tụng hành chính như sau:
1. Căn cứ pháp lý về nguyên tắc trong tố tụng hành chính
2. Nội dung tư vấn về nguyên tắc trong tố tụng hành chính
Luật tố tụng hành chính 2015 là sự nối tiếp của Luật tố tụng hành chính 2010. Bởi vì xã hội ngày một tiên tiến, đời sống dân sự muôn màu muôn vẻ vì thế mà các nhà làm Luật cần thay đổi Luật để chứa đựng những quy định mới, loại bỏ những điều không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. Song không thể phủ nhận rằng việc thay đổi Luật sẽ khiến cho việc xử lý, giải quyết các vấn đề được một cách dễ dàng, phù hợp, hợp tình, hợp lý về phía người dân cũng như cơ quan thực hiện. Dưới đây là một số nguyên tắc và quyền trong Luật tố tụng hành chính:
2.1 Nguyên tắc xét xử trong tố tụng hành chính
Luật tố tụng hành chính 2015 quy định về một số nguyên tắc trong hoạt động xét xử bao gồm:
2.1.1 Tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính
Điều 4. Tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính
Mọi hoạt động tố tụng hành chính của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định của Luật này.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự thống nhất của các hoạt động phải được diễn ra theo một trình tự nhất định. Khi mọi hoạt động được diễn ra theo một khuôn mẫu có sẵn, điều này sẽ giúp cho việc các cơ quan thực hiện theo một cách thức đã được quy định sẵn, tránh sự khác nhau giữa việc thực hiện của các Tòa án hay Viện Kiểm soát tuy là trong cùng một tỉnh nhưng lại có những hoạt động khác biệt gây nên sự cồng kềnh, rắc rối về quá trình thực hiện tố tụng cũng như người dân khó có thể nào nắm bắt được cách thức hoạt động của từng đơn vị cụ thể.
2.1.2 Xem xét, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, hành vi hành chính, văn bản hành chính
Điều 6. Xem xét, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan trong vụ án hành chính
1. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án có quyền xem xét về tính hợp pháp của văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại văn bản hành chính, hành vi hành chính đó và trả lời kết quả cho Tòa án theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tòa án có quyền kiến nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện văn bản đó có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
Nếu như trước đây Tòa án dựa trên các quy định, chứng cứ trong vụ án, quyết định hành chính, hành vi hành chính để xét xử mà không xem xét đến tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính thì là một sự sai sót có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Đây là một điểm mới trong Luật tố tụng hành chính 2015. Trước đây Luật tố tụng hành chính 2010 chưa có quy định về việc Tòa án có thẩm quyền xem xét về tính hợp pháp của văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan trong vụ án hành chính.
Điều này gây ra nhiều khó khăn và không đảm bảo tính công bằng trong hoạt động xét xử. Nhưng tại Luật tố tụng hành chính 2015, điều này đã được quy định để tăng thêm thẩm quyền của Tòa án cũng như có thể giải quyết vụ án hành chính một cách khách quan, công bằng, hợp tình, hợp lý. Quy định trên nhằm tránh hạn chế được những sai phạm trong quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức.
2.1.3 Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
Điều 11. Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm, trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện danh sách cử tri. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Quy định này đã đảm bảo được tính thực thi pháp luật và bản án phải được thực thi theo thời gian mà luật quy định. Song cá nhân, tổ chức vẫn có quyền để kháng nghị, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án dựa theo thời hạn mà pháp luật quy định.
2.1.4 Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Điều 13. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
1. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dưới bất kỳ hình thức nào.
Nguyên tắc này là một nguyên tắc quan trọng, đảm bảo việc xét xử độc lập, khách quan, công bằng, minh bạch. Điều này đã được kế thừa từ Luật hành chính 2010. Quy định này nhằm đảm bảo việc xét xử, giải quyết của Tòa án chỉ dựa trên các căn cứ theo quy định của pháp luật tránh sự chi phối, phân tách của các thế lực bên ngoài tác động khiến cho việc giải quyết vụ án rẽ theo một chiều hướng sai lệch với kết quả khách quan. [caption id="attachment_199317" align="aligncenter" width="475"] Nguyên tắc trong luật tố tụng hành chính[/caption]
2.2 Quyền của đương sự trong tố tụng hành chính
2.2.1 Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Điều 5. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này.
Đây là một trong những quyền cơ bản của người dân. Việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là điều cực kì quan trọng khi mà lợi ích, quyền của họ bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cá nhân, tổ chức có liên quan. Quyền khởi kiện là một biện pháp nhằm tạm thời chấm dứt những tác động đang trực tiếp làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá nhân. Nếu không được xử lý kịp thời, nhanh chóng, yêu cầu Tòa án can thiệp thì hậu quả sẽ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đối với người khởi kiện cũng như tạo ra những hệ lụy khó có thể mà tiên đoán hết trong cuộc sống dân sự muôn hình muôn vẻ hiện nay.
2.2.2 Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện
Điều 8. Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện, thực hiện các quyền tố tụng khác của mình theo quy định của Luật này.
Luật Tố tụng hành chính có hai phương pháp điều chỉnh:
- Thứ nhất, phương pháp quyền uy, phụ thuộc thể hiện trong mối quan hệ giữa Tòa án với các chủ thể khác;
- Thứ hai, phương pháp bình đẳng thể hiện trong mối quan hệ giữa các đương sự trong cùng một vụ án.
Bởi vậy, nhờ vào phương pháp điều chỉnh của tố tụng hành chính, người khởi kiện có quyền tự mình thực hiện các hoạt động như thay đổi, bổ sung, rút đơn yêu cầu khởi kiện. Đây là một nguyên tắc đảm bảo việc thỏa thuận giữa các bên được diễn ra, có thể thương lượng với nhau, tránh việc gặp mặt trên tòa để giải quyết qua những màn đối thoại gắt gỏng giữa các bên, đồng thời hạn chế được chi phí, lệ phí của người dân, rút ngắn những thủ tục, quy trình và thời gian của các bên đương sự cũng như Tòa án.
2.2.3 Cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
Điều 9. Cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ và tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án hoặc đương sự theo quy định của Luật này.
Việc chủ động cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh sẽ giúp đương sự có thể bảo đảm quyền và lợi ích của mình một cách có căn cứ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và Tòa án có thể giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, thuận lợi, khách quan, công bằng. [caption id="attachment_199318" align="aligncenter" width="536"] Nguyên tắc trong luật tố tụng hành chính[/caption]
Bài viết tham khảo:
- Đối tượng khởi kiện hành chính theo Luật Tố tụng hành chính
- Tố cáo trong tố tụng hành chính theo Luật Tố tụng hành chính 2015
Để được tư vấn chi tiết về nguyên tắc trong Luật tố tụng hành chính quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Chuyên viên: Việt Anh