• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tải mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất, vui lòng tham khảo bài viết để cập nhật các mẫu văn bản nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ nhất

  • Tải mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất
  • mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế
  • Biểu mẫu
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: bố mẹ tôi đã mất được một thời gian. Hiện nay gia đình tôi đang tiến hành phân chia di sản thừa kế là căn nhà và mảnh đất mà bố mẹ tôi để lại. Tôi hiện đang ở xa không về được và tôi cũng muốn từ chối nhận di sản này để cho các anh chị em của tôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế được quy định ở đâu? Và khi nào thì tôi có thể lập văn bản này? Mong Luật sư giải đáp giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Thừa kế là gì? Có mấy loại thừa kế?

     Điều 609 BLDS năm 2015 có quy định: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
     Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc."

     Theo đó, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản này được gọi là di sản thừa kế.

     Hiện nay, bộ luật dân sự quy định có hai hình thức hưởng thừa kế, đó là: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

     Về thừa kế theo di chúc, Điều 624 BLDS 2015 quy định, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, khi người chết để lại di chúc thể hiện nguyện vọng của mình về những tài sản của mình sau khi chết sẽ thuộc về ai, thì di sản của họ để lại sẽ được phân chia theo di chúc này, nếu di chúc đó hợp pháp.

     Còn thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Được áp dụng trong một số trường hợp như: không có di chúc; di chúc không hợp pháp... và một số trường hợp khác.

2. Điều kiện của người hưởng thừa kế?

Tại Điều 613 BLDS 2015 có quy định:

Điều 613. Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Theo đó, để được là người thừa kế cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Đối với người thừa kế là cá nhân:
    • Phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế,
    • Hoặc sinh ra và thừa kế sau thời điểm mở thừa kế, nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết.
  • Đối với người thừa kế không phải là cá nhân (các tổ chức, doanh nghiệp...) phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Về thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người để lại di sản thừa kế chết.

3. Thời điểm từ chối nhận di sản thừa kế

     Quyền được hưởng di sản thừa kế là một trong những quyền thừa kế của cá nhân. Trong trường hợp người đó không muốn hưởng di sản thừa kế đó thì cũng có quyền từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp việc từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản của mình với người khác.

     Việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được thực hiện trước thời điểm phân chia di sản.

     Đây là một trong những điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005. BLDS năm 2005 quy định người thừa kế chỉ được quyền từ chối nhận di sản trong thời hạn 06 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu quá thời hạn này không từ chối nhận di sản thừa kế thì được coi là đồng ý nhận di sản thừa kế. Như vậy, quy định tại BLDS năm 2015 đã theo hướng mở rộng hơn, giúp người thừa kế có nhiều thời gian hơn để thực hiện quyền của mình.

4. Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có phải công chứng, chứng thực không?

     Tại Khoản 2 Điều 620 BLDS năm 2015 có quy định: "2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết."

     Do đó, có thể thấy, hiện nay pháp luật chỉ quy định việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được lập thành văn bản mà không quy định bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực.

     Tuy nhiên, trên thực tế, khi thực hiện các thủ tục khác, các cơ quan có thẩm quyền thường yêu cầu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải được công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo tính khách quan và trung thực.

  • Cơ quan có thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế là các tổ chức hành nghề công chứng bao gồm: phòng công chứng và văn phòng công chứng;
  • Cơ quan có thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế là Ủy ban nhân dân cấp xã.

     Thủ tục công chứng từ chối nhận di sản thừa kế được quy định tại Điều 59 Luật công chứng 2014:

Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết. 

5. Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

     Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế hay một số nơi còn gọi là mẫu đơn khước từ quyền thừa kế hiện nay không được quy định trong bất kỳ văn bản quy định của pháp luật nào. Biểu mẫu này thường do các văn phòng công chứng, văn phòng luật sư, UBND cấp xã soạn thảo để sử dụng trong các trường hợp công chứng, chứng thực cho người có yêu cầu.

     Dưới đây là mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế khách hàng có thể tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

 

Hôm nay, ngày ..... tháng ..... năm ...., tại1 ..................................., địa chỉ:2 ..................................

......................................................................................................................................................

Tôi là: ...........................................................................................................................................

Sinh ngày: .....................................................................................................................................

Số CMND: ....................................... Ngày cấp: ................................ Nơi cấp: .................................

Nơi ĐKHKTT: ....................................................................................................................................

Tôi là người thừa kế theo3 ........................................... của ông/bà4 ........................................... chết ngày ...../....../........ theo Giấy chứng tử số .................... do Uỷ ban nhân dân..................................... cấp ngày ......./......../................

Tài sản mà tôi được thừa kế là:5 .....................................................................................................

.........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

Nay tôi tự nguyện từ chối nhận tài sản nêu trên mà tôi được hưởng.

Tôi xin cam đoan những thông tin về nhân thân đã ghi trong văn bản này là đúng sự thật và cam việc từ chối nhận tài sản thừa kế này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

                                                                                   NGƯỜI TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

                                                                                                     (ký và ghi rõ họ tên)      

>>> Tải mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

Hướng dẫn kê khai văn bản từ chối nhận di sản thừa kế:

Ghi Ủy ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn hoặc phòng công chứng/ văn phòng công chứng nơi lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;

Ghi địa chỉ UBND hoặc địa chỉ tổ chức công chứng;

3Ghi rõ diện được hưởng thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật;

4Ghi tên người để lại di sản;

5Ghi rõ thông tin về tài sản theo thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản.

Lưu ý: sau khi văn bản được lập, người yêu cầu nên đối chiếu, kiểm tra lại các thông tin cho chính xác trước khi ký tên, tránh trường hợp nhầm lẫn sai sót về thông tin.

6. Dịch vụ soạn thảo văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

     Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế hiện nay không được ban hành kèm theo bất cứ văn bản quy định pháp luật nào. Do đó, nội dung văn bản có thể được chỉnh sửa cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

     Trong quá trình cung cấp dịch vụ, chúng tôi nhận thấy rất nhiều khách hàng còn gặp khó khăn liên quan đến việc lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế như:

  • Cơ quan nào có thẩm quyền công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế;
  • Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế không công chứng, chứng thực có được không?
  • Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có thể lập ở nơi khác nơi có di sản được không?
  • Người chưa thành niên có được từ chối nhận di sản thừa kế không?
  • Đã từ chối quyền thừa kế có được hủy bỏ văn bản này không?... và rất nhiều các vấn đề khác.

     Thấu hiểu được những khó khăn đó của khách hàng, Công ty Luật TNHH Toàn Quốc với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dân sự, công chứng, chứng thực cung cấp tới Quý khách hàng dịch vụ soạn thảo văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, sẽ giúp quý khách hàng tháo gỡ được hoàn toàn các vấn đề vướng mắc nêu trên. Để được cung cấp dịch vụ Quý khách hàng có thể liên hệ theo một trong các cách thức sau đây:

  • Liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900500;
  • Gửi yêu cầu được cung cấp dịch vụ về địa chỉ email: lienhe@luattoanquoc.com;
  • Liên hệ trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật Toàn Quốc: số 463 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

7. Tình huống tham khảo:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp: Người 14 tuổi có được từ chối nhận di sản thừa kế do cha mẹ để lại không? Tôi xin cảm ơn!

     Theo quy định của Bộ luật dân sự, người 14 tuổi được xác định là người chưa thành niên. Đối với giao dịch dân sự do người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

     Trong trường hợp người chưa thành niên 14 tuổi không còn cha mẹ thì người giám hộ sẽ là người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên này và các giao dịch khi người chưa thành niên thực hiện phải được sự đồng ý của người giám hộ.

     Mặt khác, lại có quy định người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.

     Do đó, việc từ chối nhận di sản thừa kế của người chưa thành niên hiện vẫn đang còn nhiều quan điểm do quy định pháp luật chưa thực sự rõ ràng và cụ thể. Đối với văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải được công chứng, chứng thực sẽ phụ thuộc chủ yếu vào quan điểm của người thực hiện việc công chứng, chứng thực.

8. Câu hỏi thường gặp:

Câu hỏi 1: Những người không có quyền hưởng di sản thừa kế?

     Những người không được quyền hưởng di sản thừa kế được quy định tại Điều 621 BLDS năm 2015 bao gồm:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Lưu ý: những người thuộc các trường hợp nêu trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Câu hỏi 2: Thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế là bao nhiêu năm?

Theo quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 thì thời hiệu thừa kế được quy định như sau:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
     Để được tư vấn chi tiết về mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178