• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Ly hôn vì vợ không tôn trọng lời nói của chồng: để tiến hành ly hôn bạn có thể lựa chọn hai thủ tục là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn.....

  • Ly hôn vì vợ không tôn trọng lời nói của chồng
  • Ly hôn vì vợ không tôn trọng
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 LY HÔN VÌ VỢ KHÔNG TÔN TRỌNG LỜI NÓI CỦA CHỒNG

Tình huống thực tế ly hôn vì vợ không tôn trọng lời nói của chồng:

        Tôi và vợ đã có được 1 đứa con trai đến nay đã được 1 tuổi rưỡi, nay tôi muốn ly hôn với vợ vì lí do vợ tôi không tôn trọng lời nói của tôi, coi thường lời nói của tôi, tôi muốn được trực tiếp nuôi con và không cần chia tài sản, nhưng vợ tôi không chịu để tôi nuôi con  Tôi có việc làm và có thu nhập ổn định. Vậy xin trung tâm cho tôi biết có cách nào để tôi có thể được trực tiếp nuôi con không ?

1. Thủ tục tiến hành ly hôn vì vợ không tôn trọng lời nói của chồng

     Trong tình huống của bạn, bạn muốn tư vấn về thủ tục ly hôn. Do không nói rõ bạn sẽ ly hôn theo thủ tục nào nên chúng tôi xin đưa ra cho bạn hai thủ tục ly hôn như sau:

1.1 Thủ tục thuận tình ly hôn vì vợ không tôn trọng lời nói của chồng

     Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân, điều đó được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn. Nếu hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận về việc cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì thời gian giải quyết ly hôn cho hai bạn sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều.

     Để tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Đơn xin ly hôn có chữ ký của vợ chồng
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ( bản chính )
  • Sổ hộ khẩu của gia đình ( bản sao có chứng thực )
  • Giấy khai sinh của các con ( bản sao có chứng thực )
  • CMND hoặc căn cước công dân của hai vợ chồng ( bản sao có chứng thực)
  • Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản ( nếu có tranh chấp )

     Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên bạn nộp tại TAND quận/ huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng. Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho hai bạn. 

1.2 Thủ tục đơn phương ly hôn vì vợ không tôn trọng lời nói của chồng

     Đơn phương ly hôn là trường hợp một trong hai vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án tuyên bố chấm dứt tình trạng hôn nhân cho hai bạn. 

     Căn cứ để Tòa giải quyết đơn phương ly hôn được quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 :

     Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

     Đối với trường hợp của bạn, bạn nói rằng vợ bạn không tôn trọng lời của bạn, coi thường lời nói của bạn nên bạn muốn ly hôn. Tuy nhiên việc chồng ly hôn vì vợ không tôn trọng lời nói của chồng thì bạn phải chứng minh được mức độ coi thường, không tôn trọng của vợ đến mức nào. Sự không tôn trọng đó quá mức chịu đựng, làm cho mâu thuẫn gia đình ngày một căng thẳng, trầm trọng và khó hàn gắn được... Như vậy, đối với trường hợp của bạn Tòa có thể căn cứ vào  việc vợ chồng bạn mâu thuẫn, làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài thêm; mục đích của hôn nhân không đạt được tuyên bố cho hai bạn ly hôn.

     Để tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây: 

  • Đơn xin ly hôn đơn phương
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ( bản chính )
  • CMND hoặc căn cước công dân ( bản sao có công chứng)
  • Sổ hộ khẩu ( bản sao có công chứng )
  • Giấy khai sinh của các con ( bản sao có công chứng )
  • Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản

     Hồ sơ thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn được nộp tại TAND huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc, tức hồ sơ của bạn sẽ được gửi Tòa án nơi vợ bạn đang cư trú.

2. Bạn có được quyền trực tiếp nuôi con?

     Quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn được Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

      Như vậy, bạn và chồng bạn có quyền thỏa thuận với nhau về việc nuôi con; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên hơn cho người mẹ nuôi nếu người mẹ có đủ điều kiện chăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái. Việc pháp luật quy định như vậy vì lúc này độ tuổi đứa trẻ còn quá nhỏ và nếu đứa trẻ người mẹ chăm sóc sẽ tốt hơn cho sự phát triển của đứa trẻ đó.

      Đối với trường hợp của bạn, con bạn mới được hơn 1 tuổi như vậy nếu vợ bạn có đủ điều thì sẽ được ưu tiên nuôi con. Tuy nhiên trong trường hợp vợ chồng bạn không thể thỏa thuận được thì tòa án sẽ xem xét trên tất cả mọi mặt để quyết định người trực tiếp nuôi con, đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của đứa trẻ. Nếu bạn muốn được quyền trực tiếp nuôi con thì bạn phải chứng minh được mình có đủ điều kiện vật chất, tinh thần để nuôi dạy con. Điều kiện đó như là thu nhập ổn định, tài sản của bạn, thời gian bạn có thể bên để chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con... và những điều kiện đó hơn hẳn điều kiện của vợ bạn. Căn cứ vào điều kiện của vợ bạn và bạn tòa án sẽ quyết định người được trực tiếp nuôi con.      Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về ly hôn vì vợ không tôn trọng lời nói của chồng quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178