Lừa tiền của người khác thì phạm tội gì theo quy định của pháp luật ?
14:55 06/10/2017
Lừa tiền của người khác thì phạm tội gì theo quy định của pháp luật ?, Theo như câu hỏi mà bạn cung cấp thì chúng tôi hiểu như sau...
- Lừa tiền của người khác thì phạm tội gì theo quy định của pháp luật ?
- Lừa tiền của người khác
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Lừa tiền của người khác thì phạm tội gì theo quy định của pháp luật ?
Câu hỏi của bạn:
Em có đi xuất khẩu lao động nhưng gặp trung tâm môi giới lừa đảo. Hiện tại em đang đóng 3000 USD. Bên công ty có thể tư vấn giúp lấy lại được không ?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn: Lừa tiền của người khác thì phạm tội gì theo quy định của pháp luật ?
1. Lừa tiền của người khác thì phạm tội gì?
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về lừa đảo đoạt chiếm tài sản như sau:
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
Theo như câu hỏi mà bạn cung cấp thì chúng tôi hiểu như sau: bạn có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, song lại gặp phải công ty môi giới lừa đảo và họ đã lừa của bạn số tiền là 3000 USD. Với các thông tin mà bạn cung cấp thì việc công ty môi giới lừa đảo đã lừa bạn 3000 USD, hành vi trên đã có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 139 BLHS. [caption id="attachment_55142" align="aligncenter" width="420"] Lừa tiền của người khác[/caption]
2. Lừa tiền của người khác thì số tiền bị lừa thì được xử lý như thế nào ?
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về xử lý vật chứng như sau:
Điều 76. Xử lý vật chứng
"1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự."
Theo quy định trên thì vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN theo pháp luật hiện hành
- Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo pháp luật hiện hành
Để được tư vấn chi tiết về lĩnh vực hình sự, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.