• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và...

  • Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác mới nhất
  • Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác 
  • Hỏi đáp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác 

Câu hỏi về hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác

     Thưa Luật sư, hiện nay tôi và một người bạn đang muốn cùng nhau góp sức làm ăn với quy mô nhỏ nên không muốn thành lập công ty, tôi muốn hỏi có thủ tục nào để chúng tôi có thể hợp tác dựa trên giấy tờ thỏa thuận với nhau hay không? Mong Luật sư giải đáp!      Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác mới nhất, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác như sau:

1. Cơ sở pháp lý về hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác

2. Nội dung về hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác

     Trong nền kinh tế hiện nay, để việc kinh doanh được thực hiện một các hiệu quả, nhanh chóng mà những người có cùng mục đích kinh doanh không phải thực hiện các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì những người đó có thể cùng hợp tác kinh doanh với nhau thông qua "hợp đồng hợp tác". Theo đó, để soạn thảo hợp đồng hợp tác chúng ta cần phải hiểu kỹ hơn về các vấn đề sau:

1.1. Khái niệm về hợp đồng hợp tác

     Theo quy định tại Khoản 1 Điều 504 Bộ luât Dân sự: "Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Hình thức của hợp đồng hợp tác là hợp đồng lập thành văn bản".
Điều 504. Hợp đồng hợp tác 1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. 2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
     Từ khái niệm trên ta có thể thấy hợp đồng hợp tác có những đặc điểm sau:
  • Hợp đồng hợp tác được lập dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên (hợp đồng song vụ) như; giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân và pháp nhân hoặc giữa các pháp nhân với nhau. Và phải có ý chí tự nguyện, thống nhất về nội dung hợp đồng.
  • Hợp đồng hợp tác được lập ra nhằm mục đích để các chủ thể trong hợp đồng cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
     Từ những thỏa thuận được lập trong hợp đồng hợp tác đã tạo cho các thành viên hợp tác với nhau có tài sản chung theo phần do các thành đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật.  [caption id="attachment_145878" align="aligncenter" width="626"] Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác [/caption]

2.2. Nội dung hợp đồng hợp tác

     Hợp đồng hợp tác được lập ra bao gồm các nội dung cơ bản được quy định tại Điều 505 Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 505. Nội dung của hợp đồng hợp tác Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây: 1. Mục đích, thời hạn hợp tác; 2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; 3. Tài sản đóng góp, nếu có; 4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có; 5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; 6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác; 7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có; 8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có; 9. Điều kiện chấm dứt hợp tác.
Mục đích, thời hạn hợp tác      Mục đích, thời hạn hợp tác là điều khoản quan trọng thể hiện được lý do các bên xác lập hợp đồng. Mục đích, thời hạn hợp tác vừa là yếu tố để các bên xác lập hợp đồng hợp tác và cũng vừa là yếu tố để các bên chấm dứt hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điểm b và c Điều 512 Bộ luật Dân sự quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác.      Theo đó, mục đích hợp tác là lý do để các bên cùng xác lập hợp đồng hợp tác, mục đích do các bên thỏa thuận là công việc nhất định mà các bên cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện. Còn thời hạn hợp tác là thời hạn mà các bên thỏa thuận để trong thời hạn đó thì các bên có thể hoàn thành được công việc nhất định theo thỏa thuận của các bên. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân      Đối với việc hợp tác giữa các bên trong hợp đồng hợp tác phải ghi rõ họ, tên, nơi cư trú của cá nhân nến bên hợp tác là cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân nếu bên hợp tác là pháp nhân.  Đóng góp bằng sức lao động, tài sản      Các bên có thể thỏa thuận với nhau về nghĩa vụ đóng góp sức lao động để thực hiện công việc đã thỏa thuận hoặc đóng góp tài sản thành tài sản chung để thực hiện công việc đã thỏa thuận hoặc có thể đóng góp cả hai. Việc đóng góp tài sản chung được quy định tại Điều 506 Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 506. Tài sản chung của các thành viên hợp tác 1. Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác. Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại. 2. Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận. Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.
Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức      Các thành viên hợp tác có thể thỏa thuận với nhau về phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức được ghi trong hợp đồng theo các phương thức, tỷ lệ khác nhau. Ví dụ: các bên có thể thỏa thuận với nhau về tỷ lệ thụ hưởng hoa lợi, lợi tức của mỗi thành viên phụ thuộc vào mức đóng góp của thành viên đó khi thực hiện công việc được ghi trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận về các phương thức khác nhau có thể là tiền hoặc tài sản. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác      Thành viên hợp tác thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng hợp tác và được thực hiện theo quy định tại Điều 507 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 507. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác 1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác. 2. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác. 3. Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra. 4. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
     Ngoài ra, Các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Một trong các chủ thể này xác lập, thực hiện giao dịch dân sự làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên      Đối với việc tham gia hợp đồng hợp tác hoặc rút khỏi hợp đồng hợp tác thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên nếu cảm thấy cần thiết.      Đề tham gia hợp đồng hợp tác, theo quy định tại Điều 511 Bộ luật Dân sự 2015 trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định khác thì một cá nhân, pháp nhân trở thành thành viên mới của hợp đồng nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.      Trường hợp một thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác thì thực hiện theo quy định tại Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015
Điều 510. Rút khỏi hợp đồng hợp tác 1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây: a) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác; b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác. 2. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác. 3. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Điều kiện chấm dứt hợp đồng hợp tác      Các bên thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng hợp tác, khi đáp ứng điều kiện này thì có thể chấm dứt hợp đồng hợp, nếu các bên không có thỏa thuận gì về điều kiện chấm dứt hợp đồng hợp tác thì áp dụng theo quy định tại Điều 512 Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 512. Chấm dứt hợp đồng hợp tác 1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây: a) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác; b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; c) Mục đích hợp tác đã đạt được; d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan. 2. Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật này. Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     Cuối cùng là đại diện chữ ký của các bên tham gia hợp đồng hợp tác.      Tùy vào nhu cầu, thỏa thuận của các bên mà sẽ có các nội dung khác nhau được thêm thắt cụ thể sao cho phù hợp với yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, luôn đặt sự thỏa thuận là tiêu chí hàng đầu để các bên có thể hợp tác kinh tế với nhau. Và như vậy, nếu nhìn từ góc độ nghĩa vụ của các thành viên trong hợp đồng hợp tác có nhiều nét giống với quy định của Doanh nghiệp tư nhân. Các thành viên của hợp đồng hợp đồng hợp tác phải sử dụng tài sản riêng của mình để thực hiện các nghĩa vụ nếu tài sản chung được các bên đóng góp không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung. >>> Tải mẫu hợp đồng hợp tác kinh tế Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn về Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./ 

Chuyên viên: Nguyễn Nam

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178