Hình phạt của việc tự ý thêm dấu vào hồ sơ được quy định như thế nào ?
15:29 24/09/2017
Hình phạt của việc tự ý thêm dấu vào hồ sơ được quy định như thế nào ?, Phạm tội nhiều lần được hiểu là trường hợp phạm tội tội từ 2 lần trở lên mà ...

Hình phạt của việc tự ý thêm dấu vào hồ sơ được quy định như thế nào ?
Hình phạt của việc tự ý thêm dấu vào hồ sơ
Tin tức tổng hợp
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hình phạt của việc tự ý thêm dấu vào hồ sơ được quy định như thế nào ?
Câu hỏi của bạn:
Hình phạt của việc tự ý thêm dấu vào hồ sơ
Thưa luật sư,
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn: Hình phạt của việc tự ý thêm dấu vào hồ sơ được quy định như thế nào ?
1. Tự ý thêm dấu vào hồ sơ phạm tội gì ?
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức như sau;
Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
“1. Người nào làm giả con dấu; tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan; tổ chức hoặc sử dụng con dấu; tài liệu; giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan; tổ chức hoặc công dân; thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
[caption id="attachment_53271" align="aligncenter" width="447"] Hình phạt của việc tự ý thêm dấu vào hồ sơ[/caption]
2. Hình phạt của việc tự ý thêm dấu vào hồ sơ được quy định như thế nào ?
- Khung cơ bản
Người nào làm giả con dấu; tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan; tổ chức hoặc sử dụng con dấu; tài liệu; giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan; tổ chức hoặc công dân; thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Khung tăng nặng thứ nhất
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
– Có tổ chức. Phạm tội có tổ chức được hiểu như sau; Tại mục 1 Nghị quyết số 02/1988/NQ-HĐTP của Hộ đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định như sau:
"1- Trong phạm tội có tổ chức và những trường hợp đồng phạm khác đều phải có từ 2 người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội và có sự nhất trí của những người cùng thực hiện tội phạm. Nếu cùng thực hiện tội phạm mà không có sự nhất trí thì không phải là đồng phạm (thí dụ: nhiều người cùng vào hôi của ở một nhà bị cháy, nhưng không có bàn bạc trước hoặc xúi giục nhau phạm tội).
2- Nói chung; trong các trường hợp đồng phạm những người phạm tội thường có bàn bạc trước và sự phân công thực hiện tội phạm, nhưng không phải bắt cứ trường hợp nào có bàn bạc trước và có phân công thực hiện tội phạm đều là phạm tội có tổ chức, vì phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Vì vậy, nếu việc thực hiện tội phạm giản đơn, không đòi hỏi phải có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo thì không phải là phạm tội có tổ chức. Thí dụ: Hai thanh niên muốn có tiều tiêu, nên rủ nhau đi ăn cắp xe đạp, khi gặp người để xe sơ hở đã phân công một người canh gác và một người lấy xe…
3- Phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong thực tế, sự câu kết này có thể thể hiện dưới các dạng sau đây...:"
- Phạm tội nhiều lần;
Phạm tội nhiều lần được hiểu là trường hợp phạm tội tội từ 2 lần trở lên mà các lần chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự
– Gây hậu quả nghiêm trọng;
– Tái phạm nguy hiểm.
Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng; tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng; tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; hoặc Đã tái phạm; chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.
- Khung tăng nặng thứ hai:
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
3. Tư vấn hình phạt của việc tự ý thêm dấu vào hồ sơ
Theo quy định của pháp luật khi quyết định hình phạt; Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự; cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tóm lại việc quyết định hình phạt là tổng thể của nhiều yếu tố như trên để ra một bản án cuối cùng. Do các tông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi còn khá sơ sài do vậy chúng tôi không thể khảng định hành vi trên của bạn của bạn nằm ở khung cơ bản hay khung tăng nặng. Từ đó chưa thể dự báo hình phạt cao nhất của bạn của bạn là bao nhiêu
Việc mà bạn của bạn cần làm lúc này là tích cực phối hợp với Cơ quan điều tra, song song với đó là thành khẩn khai báo để được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN theo pháp luật hiện hành
- Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo pháp luật hiện hành
Để được tư vấn chi tiết về Hình phạt của việc tự ý thêm dấu vào hồ sơ được quy định như thế nào ?, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.