• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thành phần hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm...giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ công thương cấp

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ công thương cấp
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM DO BỘ CÔNG THƯƠNG CẤP

Kiến thức của bạn

     Hồ sơ, thủ tục, trình tự để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương.

Kiến thức của Luật sư

Cơ sở pháp lý

Nội dung pháp lý

     Khoản 1 Điều 2 Luật vệ sinh an toàn thực phẩm 2010 quy định:

1. An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

     1. Đối tượng áp dụng

     Thông tư 58/2014/TT- BCT quy định các đối tượng xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc quyền quản lý của Bộ công thương gồm có:

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp không bao gồm chợ đầu mối và chợ đấu giá nông sản.
  • Các đối tượng: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; Buôn bán hàng rong; Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định sẽ được quy định bởi quy định khác của pháp luật. 

     2. Thành phần hồ sơ đề nghị Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

     Số lượng hồ sơ: 02 bộ. 01 bộ gốc do cơ sở lưu trữ, 01 bộ nộp tại cơ quan xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thẩm quyền cấp.

     2.1. Trường hợp xin cấp lần đầu

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1a (đối với cơ sở sản xuất) hoặc Mẫu 1b (đối với cơ sở kinh doanh) quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT- BCT.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a (đối với cơ sở sản xuất) hoặc Mẫu 2b (đối với cơ sở kinh doanh) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT- BCT.
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).

     2.2. Trường hợp xin cấp lại do giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng

     Giấy tờ bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 1c quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT- BCT gửi tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận để được xem xét cấp lại.

     2.3. Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 1c quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT- BCT;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a (đối với cơ sở sản xuất) hoặc Mẫu 2b (đối với cơ sở kinh doanh) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT- BCT.

  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).

     2.4. Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 1c quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT- BCT.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Văn bản, tài liệu chứng minh sự thay đổi (bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền). 

     3.Trình tự, thủ tục đề nghị Bộ Công thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

     Bước 1: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể như sau:

     a. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với (Khoản a, Điều 6, thông tư 58/2014/TT-BCT).

  •  Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
    • Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
    • Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
    • Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
    • Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
    • Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
    • Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
    • Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
    • Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.
  • Cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm trực thuộc cơ sở sản xuất có công suất thiết kế sản xuất theo quy định tại điểm a Khoản này; cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân phân phối, bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
     b. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đối với:
  • Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.

     Lưu ý: Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại cùng một địa điểm theo phân cấp thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của cả Bộ Công Thương và Sở Công Thương thì Bộ Công Thương sẽ thụ lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

     Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra, xem xét các hồ sơ để xét duyệt, cấp giấy chứng nhận cho từng trường hợp được thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:

     a. Trường hợp xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu

     a.1. Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;

     Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.

     a.2. Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

     Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi kết quả thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận;

     Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 (ba) đến 05 (năm) thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên làm công tác chuyên môn hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định, thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.

     a.3. Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở bao gồm:

     Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.

     a.4. Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở

     Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Mẫu 3a hoặc Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm theo Mẫu 3b quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT- BCT.

  • Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 4 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định tại điểm c Khoản này. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục;
  • Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;

     Kết quả kiểm tra: Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định, giữ 01 (một) bản và cơ sở giữ 01 (một) bản.

     a.5. Kết quả nhận được: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

     Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 5a (đối với cơ sở sản xuất do Bộ Công Thương thẩm định), Mẫu 5b (đối với cơ sở kinh doanh do Bộ Công Thương thẩm định), Mẫu 5c (đối với cơ sở sản xuất do Sở Công Thương thẩm định) hoặc Mẫu 5d (đối với cơ sở kinh doanh do Sở Công Thương thẩm định) quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT- BCT.

     b. Trường hợp xin cấp lại do giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng

     Kết quả nhận được: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

     c.Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực

     Việc cấp lại tại trường hợp này được thực hiện giống như trường hợp xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu tiên.

     d. Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh

     Trình tự, thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo trường hợp này được thực hiện tương tự như trường hợp xin cấp lại do giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng.

     Bước 3: Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương có thời hạn 03 năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định tại trường hợp đã nêu trên. Thời hạn của Giấy chứng nhận cấp mới được tính từ khi Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó hết hiệu lực. Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công thương cấp, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178