Giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
08:55 07/06/2019
Nhiều người thắc mắc nếu không đăng ký kết hôn thì giành quyền nuôi con thế nào. Luật Toàn Quốc chia sẻ quy định về giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
- Giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
- Quyền nuôi con
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư, tôi chung sống với một người đàn ông từ năm 2008, mà không đăng ký kết hôn. Chúng tôi đã có 2 cháu: một cháu 5 tuổi và một cháu 6 tuổi. Hiện nay, cuộc sống vợ chồng không còn được như trước nữa. Chúng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Bây giờ tôi cảm thấy rất mệt mỏi, tôi muốn giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn. Rất mong luật sư tư vấn cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời của luật sư:
Chào chị!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Câu trả lời của luật sư
Theo quy định tại khoản 2, Điều 68, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì dù nam, nữ có kết hôn hay không kết hôn thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con vẫn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối: “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.
Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”. Do đó, về mặt pháp luật, hôn nhân của bạn không được pháp luật công nhận.
Dù không đăng ký kết hôn nhưng “quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con” theo quy định của Điều 15. Như vậy cha mẹ đều phải có nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con cái, dù đó là con trong giá thú hay ngoài giá thú, pháp luật bảo vệ quyền nuôi con và nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho con trẻ.
Theo đó, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con (khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đinh 2014).
Trường hợp con trên 36 tháng tuổi sẽ do hai bên vợ chồng thỏa thuận. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Tuy nhiên, trong trường hợp này các bên phải chứng minh được quan hệ cha mẹ và con để Tòa án có căn cứ giải quyết. Tòa án sẽ dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha và mẹ để xem ai là người có thể đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ về điều kiện ăn, mặc, ở; điều kiện học tập, vui chơi giải trí, thời gian chăm sóc con; tình cảm dành cho con. Từ đó, sẽ quyết định ai là người có quyền nuôi con.
Như vậy, trong trường hợp của chị, hai bé nhà chị đã trên 36 tháng tuổi. Chị muốn giành quyền nuôi hai cháu thì chị cần phải đưa ra những căn cứ để chứng minh cho những yếu tố trên.
Thêm vào đó, nếu chồng chị là một người cha thờ ơ, bỏ mặc không chăm sóc con cái hoặc hay có những hành vi bạo lực trước mặt các con. Đây là hành vi không nên để trẻ tiếp xúc vì trẻ rất dễ bị ảnh hưởng. Đây cũng là một trong những căn cứ có lợi cho chị khi Tòa án giải quyết.
Khi Tòa án quyết định chị là người trực tiếp nuôi con, thì chồng chị sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng sẽ do hai bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Đối với trường hợp con trên 7 tuổi thì tòa án sẽ xem xét ý kiến của đứa con muốn sống với cha hay với mẹ. Vì vậy ý kiến của đứa trẻ sẽ là một căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định quyền nuôi con.
Liên kết tham khảo: