Giám định thương tật trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
20:49 15/09/2017
Giám định thương tật trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?, Căn cứ theo quy định trên, bạn có quyền yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành giám...
- Giám định thương tật trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
- Giám định thương tật trong tố tụng hình sự
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Giám định thương tật trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Câu hỏi của bạn:
Vợ em mới bị cặp vợ chồng gần nhà xô xát gây thương tích chấn thương sọ não và gãy sóng mũi, trường hợp ngược lại là bên đánh vợ em lại lo bên chính quyền nên vợ chồng em khởi kiện nhưng thời gian đã lâu mà không thấy trả lời từ chính quyền. Em có đến và gọi hỏi thì họ cứ hẹn vậy em muốn luật pháp tham gia để lấy lại công bằng cho vợ chồng em
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
- Luật giám định tư pháp năm 2012
Nội dung tư vấn: Giám định thương tật trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
1. Quy định về giám định thương tật trong tố tụng hình sự
Với các thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi thấy rằng hành vi của vợ chồng nhà hàng xóm đã có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích theo quy định tại điều 104 BLHS. Cụ thể
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
2. Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giám định thương tật trong tố tụng hình sự
"1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.
3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động
2. Người yêu cầu giám định có quyền:
a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;
b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;
c) Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;
d) Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm."
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
- Trưng cầu giám định theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành
Để được tư vấn chi tiết về Giám định thương tật trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.