• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giá trị của bản sao trích lục giấy khai sinh. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính

  • Giá trị của bản sao trích lục giấy khai sinh
  • Giá trị của bản sao trích lục giấy khai sinh
  • Hỏi đáp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

GIÁ TRỊ CỦA BẢN SAO TRÍCH LỤC GIẤY KHAI SINH

     Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc hiểu và đánh giá đúng đắn giá trị của các loại giấy tờ tùy thân như bản sao trích lục giấy khai sinh là vô cùng quan trọng. Bản sao trích lục giấy khai sinh không chỉ là một mảnh giấy mà còn là chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa trong cuộc sống, từ việc đăng ký học tập, làm việc cho đến việc đi lại, di cư. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về giá trị của sao trích lục giấy khai sinh.

Nội dung tư vấn về giá trị của bản sao trích lục giấy khai sinh

1. Điều kiện đăng ký lại khai sinh

     Điều 24 Nghị định 123/2015 NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử như sau:

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

  1. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
  2. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”

     Như vậy, đối chiếu quy định trên thì bạn chỉ được đăng ký lại khai sinh nếu bạn thỏa mãn cả 4 điều kiện dưới đây:

  • Khai sinh trước ngày 1/1/2016
  • Giấy tờ hộ tịch (giấy khai sinh) bị mất;
  • Sổ hộ tịch bị mất, do đó bạn không thể xin trích lục bản sao giấy khai sinh;
  • Người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

     Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn vẫn có thể xin trích lục lại bản sao giấy khai sinh có nghĩa là Sổ hộ tịch không bị mất, còn lưu trữ được sự kiện hộ tịch của bạn. Do đó, bạn không đủ điều kiện để yêu cầu đăng ký lại khai sinh.

2. Giá trị của bản sao trích lục giấy khai sinh

     Theo khoản 9 điều 4 Luật hộ tịch 2014 quy định: “Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.”

     Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực như sau:

“1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

     Và căn cứ khoản 7 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

“7. Sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.”

   Đối chiếu các quy định trên, sổ hộ tịch được xác định là một loại sổ gốc và bản sao được cấp từ sổ hộ tịch thực chất là bản sao trích lục hộ tịch. Như vậy, bản sao trích lục giấy khai sinh là bản sao trích lục hộ tịch và có giá trị tương tự như bản chính.

3. Ủy quyền đi xin bản sao trích lục giấy khai sinh

    Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục giấy khai sinh là cơ quan mà trước đó bạn đã tiến hành đăng ký khai sinh nên bạn sẽ phải về tại cơ quan đó để xin cấp trích lục giấy khai sinh nếu còn sổ hộ tịch lưu giữ thông tin giấy khai sinh của bạn.

    Trường hợp bạn ở xã không thể đi về xin cấp trích lục giấy khai sinh được thì bạn có thể làm văn bản ủy quyền cho người khác nhưng văn bản ủy quyền này phải được công chứng, chứng thực. Trường hợp bạn ủy quyền cho người thân như ông, bà, bố, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị em ruột thì văn bản ủy quyền không cần công chứng, chứng thực mà chỉ cần mang theo các giấy tờ mối quan hệ với người ủy quyền.

4. Hỏi đáp về Giá trị của bản sao trích lục giấy khai sinh

Câu hỏi 1: Có bao nhiêu loại giấy tùy thân được chấp nhận khi xin trích lục giấy khai sinh?

Khi xin trích lục giấy khai sinh, các loại giấy tờ tùy thân sau đây được chấp nhận:
  • Hộ chiếu
  • Chứng minh nhân dân (CMND)
  • Thẻ căn cước công dân (CCCD)
Lưu ý, các giấy tờ này phải còn thời hạn sử dụng. Nếu bạn không phải là người yêu cầu trích lục khai sinh mà nhờ người khác đi thay, bạn cần có văn bản ủy quyền, cùng với giấy tờ tùy thân của họ.

     Bài viết liên quan

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Giá trị của bản sao trích lục giấy khai sinh

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về giá trị của bản sao trích lục giấy khai sinh mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về giá trị của bản sao trích lục giấy khai sinh. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau. + Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500  + Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033 + Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]

Luật toàn quốc xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178