Trong bối cảnh giao thông hiện đại, việc tuân thủ các quy định về giấy tờ là điều cần thiết. Một trong những tình huống phổ biến mà người lái xe có thể gặp phải là việc bị tạm giữ giấy đăng ký xe. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu người lái có thể tiếp tục lái xe không?”
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định mới nhất
10:15 27/10/2023
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính? theo quy định của pháp luật thì chỉ những người thuộc đối tượng sau đây mới bị xử lý vi phạm hành chính
- Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định mới nhất
- Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
- Hỏi đáp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Xử phạt vi phạm hành chính là chế tài áp dụng cho một số đối tượng nhất định theo quy định pháp luật. Vậy đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm những ai? Liệu tổ chức có phải đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính không? Bài viết dưới đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp cho bạn những vướng mắc trên
1. Vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ vào khoản 1 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính được hiểu là: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.2. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
Theo Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì những đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm các đối tượng sau đây:
- Thứ nhất về Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì chỉ các đối tượng sau đây khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính có thể bị xử phạt vi phạm hành chính:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
+ Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
+ Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
- Thứ hai: Đối tượng bị áp
- dụng biện pháp xử lý hành chính
Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm:
+Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
+Đưa vào trường giáo dưỡng;
+ Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng gồm:
+Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
+Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
+Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây: ( Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.)
- Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
- Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Lưu ý: không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người nước ngoài
3. Tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính khi nào?
Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:- Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và hành vi đó được quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
4. Hỏi đáp về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
Câu hỏi 1: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính?
- Cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền cấp dướinh chính trong lĩnh vực mà họ đảm nhận
- Cơ quan quản lý hành chính cấp trên
- Cơ quan quản lý hành chính cấp trên cao nhất
- Tòa án hành chính
- Các cơ quan liên quan khác
Câu hỏi 2: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính?
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính)
- Trục xuất.
Câu hỏi 3: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, trừ 1 số trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1, điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Bài viết liên quan:- Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm ai
- Một số vấn đề chung về xử lí vi phạm hành chính
- Khiếu nại đối với quyết định hành chính trong xử lý vi phạm hành chính
- Thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định hành chính