• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính, thế nào là vi phạm hành chính, nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, các biện pháp xử lý hành chính...

  • Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm ai
  • Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

Câu hỏi của bạn về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

     “Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được hỏi Luật sư như sau: Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm những ai? Xin chân thành cảm ơn!"

Câu trả lời của luật sư về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

1. Căn cứ pháp lý về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

2. Nội dung tư vấn về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

    Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định  của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Không phải mọi hành vi vi phạm đều bị xử phạt, và cũng không phải mọi đối tượng đều phải chịu trách nhiệm xử lý hành chính. Cụ thể như sau:

2.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính:

2.1.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
  • Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
  • Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
  • Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
  • Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. + Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. + Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
  • Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
  • Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2.1.2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
  • Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
  • Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
  • Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
  • Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
[caption id="attachment_196130" align="aligncenter" width="347"] Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính[/caption]

2.2. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

       Theo quy định tại Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, những đối tượng sau đây thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính:

      - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

       Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;

     - Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;

    - Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

      Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài. [caption id="attachment_135086" align="aligncenter" width="362"]Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính[/caption]

2.3. Đối tượng xử lý vi phạm hành chính trong một số trường hợp cụ thể

      Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
  •  Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
  •  Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
  • .Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
      Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
  • Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
  • Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

    +  Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

    +  Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

    +  Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

      Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

       Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

      Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

     + Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

     + Người chưa đủ 18 tuổi;

     + Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;

     + Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

    + Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

       Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

      Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

      Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

     + Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

     + Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

     + Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Kết luận: Dựa trên nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, các đối tượng bị xử phạt tùy thuộc vào hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành./.

Tham khảo thêm bài viết:

Để được tư vấn về Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178