Điều kiện đối để tổ chức kinh tế hoạt động trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ
11:44 21/11/2019
Tôi muốn hỏi về điều kiện đối với tổ chức kinh tế hoạt động trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ..ngân hàng nhà nước chấp thuận thực hiện hoạt động trực tiếp.
- Điều kiện đối để tổ chức kinh tế hoạt động trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ
- Trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ
Câu hỏi của bạn về trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ:
Xin chào luật sư!
Tôi muốn hỏi về điều kiện đối với tổ chức kinh tế hoạt động trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ. Mong luật sư giải đáp giúp tôi
Xin cảm ơn luật sư!
Câu trả lời của luật sư về trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ như sau:
1. Cơ sở pháp lý về trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ
- Pháp lệnh ngoại hối 2005
- Nghị định 89/2016/NÐ-CP quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế
2. Nội dung tư vấn về trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ
Tổ chức kinh tế muốn thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ phải được sự chấp thuận của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Theo đó, để nhận được sự chấp thuận thì tổ chức đó phải đáp ứng các điều kiện nhất định.
2.1. Thế nào là ngoại tệ?
Căn cứ Theo khoản 1 điều 4 của pháp lệnh ngoại hối 2005:
Như vậy, Ngoại tệ có nghĩa là đồng tiền của nước ngoài. Đồng tiền này không được ngân hàng trung ương của nước sở tại phát hành. Nhưng vẫn được dùng để thanh toán, lưu thông, mậu dịch trên toàn thế giới. [caption id="attachment_182741" align="aligncenter" width="600"] Trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ[/caption]
2.2. Điều kiện để tổ chức kinh tế hoạt động trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 điều 5 nghị định 89/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Có hợp đồng với đối tác nước ngoài về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
- Có phương án thực hiện dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ do người đại diện hợp pháp ký.
Ngoài ra, khoản 2 điều 5 cũng quy định về Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận gia hạn thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ bao gồm:
- Đáp ứng các điều kiện như trên
- Văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ đã được cấp còn hiệu lực tối thiểu 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Không vi phạm chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tối thiểu 04 quý từ thời điểm được cấp văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ hoặc văn bản chấp thuận gia hạn gần nhất đến thời điểm xin gia hạn.
Như vậy, hiện nay pháp luật đã bãi bỏ điều kiện về thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam; Có trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đối với hoạt động nhận và chi, trả ngoại tệ như: Máy tính, điện thoại, máy fax.
Kết luận: Tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ chỉ được ủy quyền cho tổ chức tín dụng, không được ủy quyền cho tổ chức kinh tế khác làm đại lý chi, trả ngoại tệ. Theo đó, để thực hiện hoạt động nhận và chi, trả ngoại tệ cần phải Có hợp đồng với đối tác nước ngoài về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ và Có phương án thực hiện dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ do người đại diện hợp pháp ký.
Bài viết tham khảo:
- Điều kiện kinh doanh của đại lý đổi ngoại tệ mới nhất
- Doanh nghiệp có được tham gia giao dịch bằng ngoại tệ
Để được tư vấn chi tiết về trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Văn Chung