• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Để chấm dứt nuôi con nuôi, phải thuộc một trong các trường hợp theo điều 25 luật Nuôi con nuôi 2010 và nộp đơn yêu cầu/khởi kiện đến Tòa án...

  • Điều kiện chấm dứt nuôi con nuôi theo pháp luật
  • điều kiện chấm dứt nuôi con nuôi
  • Dịch vụ nổi bật
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐIỀU KIỆN CHẤM DỨT NUÔI CON NUÔI

Câu hỏi của bạn về điều kiện chấm dứt nuôi con nuôi:

Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc vấn đề sau:

Năm 2017, tôi có nhận nuôi một bé tên A. Khi đó, do anh trai tôi muốn nuôi bé nhưng đang ở Nhật nên nhờ tôi nhận nuôi hộ. Bây giờ tôi muốn chấm dứt nuôi bé thì phải làm như thế nào?

Tôi chân thành cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư về vấn đề điều kiện chấm dứt nuôi con nuôi

Chào bạn, luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề điều kiện chấm dứt nuôi con nuôi, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về vấn đề điều kiện chấm dứt nuôi con nuôi như sau:

1. Căn cứ pháp lý về điều kiện chấm dứt nuôi con nuôi

2. Nội dung tư vấn về điều kiện chấm dứt nuôi con nuôi

     Luật nuôi con con năm 2010 và văn bản hướng dẫn thi hành có quy định cụ thể về điều kiện chấm dứt nuôi con nuôi. Cụ thể như sau:

2.1. Điều kiện chấm dứt nuôi con nuôi

     Theo điều 25 luật Nuôi con nuôi 2010, các căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi là:

"Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này."

     Như vậy, phải nằm trong trường hợp có căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi:

  • Con nuôi đã thành niên (tức là con nuôi đã từ đủ 18 tuổi trở lên) và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi
  • Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi
  • Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi
  • Thực hiện hành vi bị cấm trong nuôi con nuôi. Như lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em; Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; ...

     Tiểu kết: Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn có thể chấm dứt việc nuôi con.  [caption id="attachment_192295" align="aligncenter" width="450"] Điều kiện chấm dứt nuôi con nuôi[/caption]

2.2. Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi

2.2.1 Thẩm quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi

     Theo cấp tòa án, thẩm quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

     Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

2.2.2 Người có quyền nộp đơn yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi

      Theo điều 26 luật Nuôi con nuôi 2010 thì người có quyền nộp đơn là:

  • Cha mẹ nuôi.
  • Con nuôi đã thành niên.
  • Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi
  • Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi:
    • Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;
    • Hội liên hiệp phụ nữ.

     Kết luận: Để chấm dứt nuôi con nuôi, bạn phải thuộc một trong các trường hợp theo điều 25 luật Nuôi con nuôi 2010 và nộp đơn yêu cầu/khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để chấm dứt việc nuôi con nuôi.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về điều kiện chấm dứt nuôi con nuôi quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Quỳnh Dinh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178