• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất thờ cúng chuyên nghiệp, nhanh chóng, hiệu quả trên toàn quốc, liên hệ: 1900 6500

  • DỊCH VỤ LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT THỜ CÚNG 2020
  • Luật sư giải quyết tranh chấp đất thờ cúng
  • Dịch vụ nổi bật
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT THỜ CÚNG

     Đây là bài luận cứ bảo vệ cho Bị đơn trong vụ án tranh chấp đất đai tham khảo, nghiên cứ. Bài luận cứ này do Luật sư Nguyễn Văn Hưng thuộc Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Toàn Toàn Quốc xây dựng khi trực tiếp tham gia tranh tụng tại Tòa. Các thông tin trong vụ án đã được thay đổi, bao gồm tên Nguyên đơn, tên Bị đơn và địa chỉ thửa đất tranh chấp nhằm đảm bảo tính bí mật thông tin khách hàng.

     Trên tinh thần đóng góp một phần tri thức cho xã hội, chúng tôi rất hi vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn đọc một vài vướng mắc đang gặp phải và cũng trên tinh thần đó, chúng tôi cũng rất hi vọng nhận được sự tôn trọng tri thức, quyền tác giả của bài viết.

     Rất mong nhận được sự ủng hộ của Quý bạn đọc.

     Xin chân thành cảm ơn!

 

“CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lâp- Tự do – Hạnh phúc

BẢN LUẬN CỨ

     Bảo vệ cho bị đơn là Bà Phạm Thị T và anh Lý Thành N là bị đơn trong vụ án “Tranh chấp chia thừa kế” theo thông báo thụ lý vụ án số 14/TB-TLVA ngày 17/11/2019 của Tòa án nhân dân quận Ba Đình, tại phiên Tòa Sơ thẩm

Kính thưa:   -         Hội đồng xét xử;  -         Thưa vị Đại diện VKSND quận Ba Đình;  -         Và vị Luật sư đồng nghiệp.

     Tôi là luật sư Nguyễn Văn Hưng thuộc Công ty luật Toàn Quốc – Đoàn Luật sư Hà Nội, theo yêu cầu của bị đơn là  Bà Nguyễn Thị T và anh Lý Trần H và được sự chấp thuận của TAND quận Ba Đình tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn trong vụ án dân sự “ Tranh chấp chia thừa kế ” với Nguyên đơn là bà Đặng Thị Hạ tại phiên tòa sơ thẩm. đồng thời là những người đại diện cho anh Lý Trần H đối với yêu cầu độc lập của anh Lý Trần H. Anh Hưng yêu cầu Tòa án tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (230m2) tờ bản đồ 08, thửa đất 361, địa chỉ Văn Cao, quận Ba Đình, Hà Nội.

     Kính thưa Hội đồng xét xử:

     Tại phiên tòa sơ thẩm hôm nay tôi xin trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bà Nguyễn Thị T và anh Lý Trần H là bị đơn trong vụ kiện dân  sự về tranh chấp chia di sản thừa kế và là như sau:

     Tại đơn khởi kiện ngày 27/05/2019 đã được tòa án nhân dân quận Ba Đình thụ lý theo thông báo thụ lý vụ án số 73/TB-TLVA ngày 17/06/2019 do bà Đặng Thị H là nguyên đơn đã yêu cầu:

  • Đề nghị tòa án chia di sản thừa kế đối với tài sản do cụ ông Lý Quốc Đ và cụ bà Nguyễn Thị M để lại. Di sản thừa kế để lại là căn nhà cấp 4, năm gian và quyền sử dụng đất đối với diện tích 387 m2 thuộc thửa đất số 34, tờ bản đồ số 8, địa chỉ: Văn cao, quận Ba Đình, Hà Nội.

     Sau khi nghiên cứu hồ sơ, phân tích nội dung, qua thẩm vấn công khai tại phiên tòa hôm nay quan điểm của luật sư như sau:

     Không đồng ý với toàn bộ nội dung, yêu cầu của nguyên đơn  đã nêu trong đơn khởi kiện nêu trên. Đề nghị tòa bác toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn bởi những

Các luận cứ chứng minh như sau:

Về nội dung và yêu cầu của nguyên đơn.

     Theo đơn khởi kiện ngày 27/05/2019 đã được tòa án nhân dân ba Đình thụ lý theo thông báo thụ lý vụ án số 73/TB-TLVA ngày 17/06/2019 do bà Đặng Thị H yêu cầu tòa án thụ lý phân chia đối với di sản thừa kế có nêu nội dung là:  Di sản thừa kế để lại là: căn nhà cấp 4, năm gian và quyền sử dụng đất đối với diện tích 387 m2 thuộc thửa đất số 34, tờ bản đồ số 8, địa chỉ: Văn Cao, quận Ba Đình, Hà Nội. Di sản thừa kế  nêu trên là tài sản do cụ Lý Quốc Đ mất năm 1988 và vợ của cụ là bà Nguyễn Thị M mất năm 2009  để lại. Chúng tôi cho rằng điều này là không đúng bởi lẽ,

Thứ nhất:

     Nguồn gốc thửa đất nêu trên là do tổ tiên, cha ông dòng họ Lý Trần để lại với diện tích tổng thể là trên 600m2. không phải là diện tích 387m2 như trong đơn khởi kiện. [caption id="attachment_193524" align="aligncenter" width="386"] Luật sư giải quyết tranh chấp đất thờ cúng[/caption]

Thứ hai:

     Quyền sử dụng đất tại địa chỉ thửa đất số 34, tờ bản đồ số 8, địa chỉ: Văn Cao, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội không phải là tài sản của cụ Lý Quốc Đ và vợ của cụ là bà Nguyễn Thị M, các cụ không được cơ quan có thẩm quyền nào cấp giấy chứng nhận để được giao hay công nhận là chủ sử dụng thửa đất nêu trên.

Thứ ba:

     Tài sản trên đất là căn nhà cấp 4, 5 gian đã có tuổi đời hơn 300 năm được cụ Lý Trần Q xây dựng, vào năm 1987 có sửa lại thành 3 gian như hiện nay cũng không phải là tài sản của riêng của cụ Lý Quốc Đ và cụ Nguyễn Thị M.

Thứ tư:

     Thực tế và qua phần hỏi tại tòa tất cả các bên từ nguyên đơn, bị đơn và người liên quan đều thừa nhận là căn nhà và thửa đất nêu trên là nơi dùng để thờ cúng từ khi sử dụng đất, xây dựng tài sản trên đất, sửa chữa cải tạo thì thửa đất nêu trên vẫn không thay đổi công năng đó, vẫn được sử dụng dùng làm nơi ở và thờ cúng, căn nhà 5 gian (nay là 3 gian) suốt từ đó đến nay.

     Từ những luận cứ trên chúng tôi có thể khẳng định là: thửa đất số 34, tờ bản đồ số 8, địa chỉ: Văn Cao, quận Ba Đình, Hà Nội là do cha ông dòng họ Lý Trần để lại với diện tích tổng thể là trên 600m2, căn nhà cấp 4 năm gian (nay là 3 gian) không phải là di sản thừa kế được quy định tại điều 612, bộ luật dân sự 2015

“Điều 612. Di sản

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

    Mặt khác chúng tôi cho rằng toàn bộ căn nhà 5 gian (nay là ba gian) và toàn bộ thửa đất số 34, tờ bản đồ số 8, địa chỉ: Văn Cao, quận Ba Đình, Hà Nội là do cha ông dòng họ Lý Trần để lại với diện tích tổng thể là trên 600m2 là di sản thờ cúng theo đúng lịch sử và nguyên trạng sử dụng, bởi điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống văn hóa tín ngưỡng. Trong tín ngưỡng người Việt thì thờ cúng là một nếp sống văn hóa lâu đời, thể hiện sự tôn kính của người sống với tổ tiên với người đã khuất nhằm giáo dục con cháu lòng kinh trọng, nhớ ơn và noi gương sáng của tổ tiên. Nhà nước luôn khuyến khích, tôn trọng và bảo vệ truyền thống tốt đẹp này từ xưa đến nay, bằng cả những quy định pháp luật Ví dụ

     Pháp luật Việt Nam thời Hồng Đức, điều 388, pháp luật thời Gia Long, điều 83 đều quy định là cha mẹ nếu có ruộng đất, mất đi  không để lại di chúc mà các con tự chia thì vẫn phải dành ra một phần làm hương hỏa thờ cúng.

     Pháp lệnh thừa kế 1990 Điều 21, Luật dân sự 1995, điều 651, luật dân sự 2005, điều 648, luật dân sự 2015 điều 612 cũng ghi nhận điều này. Qua đó để các bên thấy rằng thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng tốt đẹp, được pháp luật thừa nhận, có ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi gia đình, các con các cháu phải nên giữ gìn làm điểm tựa tinh thần khi xây dựng cuộc sống.

     Như vậy tóm lại di sản để lại ko phải là di sản của cụ Lý Quốc Đ và cụ Nguyễn Thị M. Không thể có việc chia di sản thừa kế này theo quy định của pháp luật, Chúng tôi yêu cầu tòa án bác toàn bộ nội dung yêu cầu của nguyên đơn là bà Đặng Thị H.

Về vấn đề yêu cầu độc lập của anh Lý Trần H.

     Sau khi nghiên cứu hồ sơ, phân tích nội dung, qua thẩm vấn công khai tại phiên tòa hôm nay quan điểm của luật sư như sau:

Về tố tụng.

  • Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với quy trình tố tụng của Quý tòa liên quan đến việc quyền sử dụng thửa đất (230m2) tờ bản đồ 08, thửa đất số 361, địa chỉ: Văn Cao, quận Ba Đình, Hà Nội. Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AD 084355 do UBND quận Ba Đình cấp ngày 06/09/2007 mang tên ông Lý Trần L. Bao gồm các tủ tục.
  • Xác minh làm rõ hồ sơ, nguồn gốc sử dụng đất.
  • Xác minh những người liên quan đến di sản thờ cúng của dòng họ Lý/Đặng Trần.
  • Định giá tài sản
  • Xác minh, làm rõ những nội dung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của những người có liên quan.
  • Thông báo tham gia tố tụng đối với người có quyền và nghĩa vụ liên quan là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Chúng tôi cũng đồng ý với UBND quận Ba Đình về biện pháp ngăn chặn là : “Ngừng đăng ký biến động quyền sử dụng đất Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AD 084355 do UBND quận Ba Đình cấp ngày 06/09/2007 mang tên ông Lý Trần L.

Về nội dung:

  • Chúng tôi cho rằng việc cấp quyền sử dụng thửa đất (230m2) tờ bản đồ 08, thửa đất số 361, địa chỉ: Văn Cao, quận Ba Đình, Hà Nội. Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AD 084355 do UBND quận Ba Đình cấp ngày 06/09/2007 mang tên ông Lý Trần L là sai bởi lẽ:
     1. Đây là thủ tục cấp giấy chứng nhận do người sử dụng đất tự kê khai. Căn cứ vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất có thể thấy người sử dụng đất đã ghi sai về nguồn gốc (người làm đơn đã ghi là nguồn gốc do cha mẹ để lại) như phân tích ở trên là chưa chính xác.      2. Thửa đất được cấp giấy chứng nhận là một phần thuộc thửa đất có nguồn gốc là thửa đất số 34, tờ bản đồ số 8, địa chỉ: Văn Cao, quận Ba Đình, Hà Nội là do tổ tiên, cha ông dòng họ Lý Trần để lại với diện tích tổng thể là trên 600m2, không phải là di sản thừa kế của cụ Lý Quốc Đ và cụ Nguyễn Thị M  (bố mẹ ông L, ông Y) để ông Lưu, ông Y  phân chia.      3. Kể cả việc ông Lý Trần Y ký giáp ranh sơ đồ thửa đất cũng không đương nhiên dẫn đến việc ông Lý Trần L có quyền sử dụng 230m2 đất nêu trên, bởi chưa có bất cứ sự thỏa thuận nào của những người đồng thừa kế liên quan còn lại đồng ý phân chia cho ông L 230 m2.      4. Kết quả xác minh của Tòa án cũng đã làm rõ từ năm 1939 hai thửa đất là một, nghĩa là thửa đất số 34, tờ bản đồ số 8, địa chỉ: Văn Cao, quận Ba Đình, Hà Nội chỉ có một và có diện tích hơn 600m2 như đã trình bày ở trên. bản đồ số 1986 , bản đố 1991 cũng đều ghi nhận là một thửa và có từ lâu đời, là đất cơ sở tôn giáo (đất thờ cúng) do các cụ nhiều đời để lại. Do vậy việc cấp giấy chứng nhận cho ông Lý Trần L một phần thửa đất (230m2) khi chưa xác định được những người thừa kế, những người có liên quan, và chưa có sự đồng ý của họ là chưa chính xác.      5. Chưa xác định được vị trí diện tích đất thờ cúng và vị trí đất ở trên hình thể thửa đất nhưng lại cấp đất ở trên vị trí do người làm đơn xin cấp đo vẽ chỉ mốc là thiếu sót.

     Từ những căn cứ trên, căn cứ vào các tài liệu khác và căn cứ hồ sơ gia phả dòng họ Lý/Đặng Trần đã nộp cho Quý Tòa. Chúng tôi yêu cầu Quý tòa tuyên toàn bộ thửa đất số 34, tờ bản đồ số 8, địa chỉ: Văn Cao, quận Ba Đình, Hà Nội là do cha ông dòng họ Lý Trần để lại với diện tích tổng thể là trên 600m2, căn nhà cấp 4 năm gian (nay là 3 gian) là đất cơ sở tôn giáo, là di sản dùng vào việc thờ cúng.

  • Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AD 084355 do UBND quận Ba Đình cấp ngày 06/09/2007 mang tên ông Lý Trần L.
  • Chúng tôi yêu cầu Tòa giữ nguyên các thỏa thuận của các bên về việc giao toàn bộ di sản thờ cúng này cho anh Lý Trần H là người quản lý di sản thờ cúng này.

     Kính thưa Hội đồng xét xử với tư cách và trách nhiệm của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, qua thẩm vấn công khai tại phiên tòa sơ thẩm hôm nay cũng như qua phần phân tích về nội dung vụ án . Tôi kính mong Hội đồng xem xét.

     Chân thành cảm ơn quý vị đã lắng nghe!”

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Luật sư giải quyết tranh chấp đất thờ cúng 2020 quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Luật sư Luật Toàn Quốc

Nguyễn Văn Hưng  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178