• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Án tích được hiểu là việc người đã bị kết án hình sự và thi hành hình phạt nhưng chưa được xóa án, việc có án tích trong hồ sơ lý lịch tư pháp sẽ cản trở rất nhiều đến cá nhân, vậy nên nhiều người đã từng phạm tội quan tâm đến vấn đề án tích, kể cả trường hợp phạm tội ở nước ngoài. Vậy đi tù ở nước ngoài khi về nước có bị xem là có án tích không?

  • Đi tù ở nước ngoài khi về nước có bị xem là có án tích không?
  • đi tù ở nước ngoài khi về nước có bị xem là có án tích không
  • Hỏi đáp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Án tích là gì?

     Hiện tại chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng về khái niệm án tích. Nói một cách đơn giản, án tích chính là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Án tích được xem là một đặc điểm xấu và gắn liền với người phạm tội trong suốt quá trình người phạm tội bị kết án cho đến khi được xóa án tích.

2. Vì sao cần có chế định án tích?

     Chế định án tích là căn cứ để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, từ đó áp dụng hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân của người phạm tội. Ví dụ, người đã từng phạm tội và tái phạm sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn so với người phạm tội lần đầu. 

     Tính nhân văn và tôn trọng quyền con người của chế định án tích còn được thể hiện ở: nếu người hoặc pháp nhân thương mại bị kết án, đã thi hành xong bản án và đáp ứng các điều kiện luật định thì sẽ được xóa án tích, họ coi như chưa bị kết án và không bị hạn chế quyền lợi so với những người khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

     Chính vì vậy, chế định án tích luôn là một chế định không thể thiếu trong pháp luật hình sự không chỉ riêng Việt Nam mà các nước trên thế giới.

3. Đi tù ở nước ngoài khi về nước có bị xem là có án tích không?

     Tại Điều 5 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về đối tượng quản lý lý lịch tư pháp như sau:

1. Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
2. Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
3. Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.

     Như vậy, người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài chỉ được coi là có án tích khi giữa Việt Nam và nước đó có tồn tại điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.

     Nếu giữa hai nước không có điều ước quốc tế hoặc không áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong lĩnh vực này thì trong lý lịch tư pháp của người đó tại Việt Nam vẫn được coi là không có án tích.

4. Chuyên mục hỏi đáp​

Câu hỏi 1. Xoá án tích là gì?

     Người bị kết án về hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự, sau khi chấp hành xong hình phạt tù và trải qua thời gian thử thách thì được xóa án tích.

     Theo khoản 1 Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015, người được xóa án tích thì coi như người đó chưa bị kết án.

Câu hỏi 2. Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp là gì?

     Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp hay còn được gọi là hiệp định tương trợ tư pháp Điều ước quốc tế chuyên môn được ký kết nhằm thiết lập các nguyên tắc, quy chuẩn, quy phạm pháp luật hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trong giải quyết các vấn đề tư pháp. Ví dụ: Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù, Hiệp định về dẫn độ, Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại,...

Bài viết cùng chuyên mục:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178