• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đặc điểm gia công trong thương mại được quy định như thế nào?....Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng...

  • Đặc điểm gia công trong thương mại được quy định như thế nào?
  • gia công trong thương mại
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐẶC ĐIỂM GIA CÔNG TRONG THƯƠNG MẠI 

Kiến thức của bạn:

     Đặc điểm gia công trong thương mại được quy định như thế nào?

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp luật:

Nội dung tư vấn: Đặc điểm gia công trong thương mại được quy định như thế nào?

     Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một, hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

     Điều 179 Luật thương mại 2005 quy định:

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
 

       

      Đặc điểm của gia công trong thương mại

  1. Chủ thể

      Quan hệ gia công được phát sinh giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công

     Bên đặt gia công là người có nhu cầu về sản phẩm theo khuôn mẫu. Do đó, bên đặt gia công giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu, có thể là bán thành phẩm, có thể là dây chuyền máy móc cho bên nhận gia công

      Bên nhận gia công nguyên vật liệu hoặc mua nguyên vật liệu, tổ chức gia công nhằm tạo ra sản phẩm đúng mẫu mã, cách thức theo yêu cầu của bên đặt gia công. Bên nhận gia công phải là thương nhân kinh doanh ngành nghề phù hợp với sản phẩm gia công.

       Sản phẩm mới được sản xuất ra theo hợp đồng gia công trong thương mại gọi là hàng hóa gia công. Tất cả các hàng hóa đều có thể gia công, trừ những hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh. Trong trường hợp hàng hóa được gia công cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam, có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

  1. Tính chất

      Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, do đó ít nhất một bên chủ thể phải có mục đích sinh lời.

  1. Hình thức pháp lý

        Quan hệ gia công trong thương mại được thể hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng gia công

  1. Mục đích:

       Trong thương mại, các chủ thể ( hoặc ít nhất một chủ thể) trong quan hệ gia công có mục đích lợi nhuận, do quan hệ này chủ yếu diễn ra giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân.      Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn chi tiết về Đặc điểm gia công trong thương mại được quy định như thế nào, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đầu tư  24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178