Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại theo quy định pháp luật
10:03 04/10/2017
Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại theo quy định pháp luật ... Khái niệm trọng tài thương mại và các hình thức trọng tài thương mại ...
- Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại theo quy định pháp luật
- phương thức trọng tài thương mại
- Kiến thức luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Kiến thức của bạn:
Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại là gì?
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
- Luật Trọng tài thương mại 2010
Nội dung tư vấn:
Phương thức trọng tài thương mại.
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật trọng tài thương mại 2010: "Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này"
Trọng tài thương mại là một phương pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án, theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của mình đến một trọng tài viên hay một hội đồng trọng tài để giải quyết theo quy định của Luật trọng tài thương mại và chấp nhận chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý, tuân thủ phán quyết của trọng tài viên hay của hội đồng trọng tài. Trọng tài thường được sử dụng để giải quyết các bất đồng thương mại. Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại hiện hành được quy định như sau: [caption id="attachment_34468" align="aligncenter" width="353"] Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại[/caption]
1, Đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại
- Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể nào đó khi các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết.
- Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba khách quan để giúp các bên giải quyết bất đồng. Tuy nhiên, quyết định của trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các bên tranh chấp như một bản án của Tòa án.
- Trọng tài là một phương thức giải quyết Phi chính phủ nên không mang tính quyền lực Nhà nước như Tòa án, tuy nhiên vẫn được điều chỉnh bằng pháp luật cụ thể.
- Trọng tài thường nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan quyền lực Nhà nước trong quá trình tố tụng như sự hỗ trợ của Tòa án khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời…
2, Các hình thức trọng tài thương mại
2.1. Trọng tài vụ việc
Theo khoản 7, Điều 3, Luật tổ chức trọng tài thương mại 2010: "Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận."
Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ việc đó. Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:
- Được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.
- Không có cơ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên
- Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài.
2.2. Trọng tài quy chế
Theo Khoản 6, Điều 3, Luật trọng tài thương mại 2010: "Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó."
Là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. Trung tâm trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và nguyên tắc riêng.
Đặc điểm:
- Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.
- Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài bao gồm có ban điều hành, ban thư ký và các trọng tài viên của trung tâm. Tổ chức và quản lý của các trung tâm trọng tài nói chung đơn giản, gọn nhẹ. Ban điều hành của trung tâm trọng tài bao gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch và có thể có tổng thư ký trung. Bên cạnh ban điều hành, trung tâm trọng tài còn có các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm trọng tài
- Trung tâm trọng tài có thể tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Trong quá trình hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở rộng và thu hẹp lĩnh vực hoạt động, nhưng phải tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về đặc điểm của phương thức trọng tài thương mại. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email:[email protected]
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng!
Liên kết tham khảo: