• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Công ty bị xử phạt VPHC nhưng đang gặp khó khăn về kinh tế thì công ty có được nộp tiền phạt vi phạm hành chính nhiều lần không?

  • Công ty có được nộp tiền phạt VPHC nhiều lần không?
  • công ty có được nộp tiền phạt VPHC nhiều lần
  • Dịch vụ nổi bật
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: công ty tôi bị xử phạt vi phạm hành chính từ năm 2015 với số tiền 165.000.000 đồng. Sau nhiều lần trì hoãn nộp phạt vi phạm hành chính, bây giờ tôi xin nộp phạt vi pham hành chính nhiều lần được không? Có áp dụng theo Điều 79 Luật xử phạt vi phạm hành chính không? Mong Luật sư giải đáp giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề công ty có được nộp tiền phạt VPHC nhiều lần, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề công ty có được nộp tiền phạt VPHC nhiều lần như sau:

Cơ sở pháp lý:

1. Xử lý vi phạm hành chính là gì?

    Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

     Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật nên có tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính thể hiện ở chỗ vi phạm hành chính phá vỡ trật tự xã hội được Nhà nước thiết lập, xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, xã hội, Nhà nước. Vì vậy, cần có những biện pháp cũng như mức phạt để răn đe, xử lý những hành vi phạm này nhằm bảo vệ trật tự xã hội mà Nhà nước thiết lập cũng như là những quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, xã hội, Nhà nước.

2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

     Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. ...

     Việc đặt ra nguyên tắc này bởi vì:

     Thứ nhất, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật

     Trên thực tế có nhiều hành vi vi phạm không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính sẽ góp phần xác minh các tình tiết liên quan đến vi phạm để xử lý chính xác hay ngăn chặn tác động tiêu cực của hành vi vi phạm. Pháp luật có những quy định thể hiện trực tiếp nguyên tắc này, như: để xác minh các tình tiết liên quan đến vi phạm hành chính, khi xét thấy cần thiết, người có thẩm quyền có thể quyết định khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật. 

     Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật

     Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành công khai, khách quan. Hiện nay, công khai đã trở thành nguyên tắc chung trong hoạt động của Nhà nước, trừ trường hợp liên quan đến bí mật nhà nước. Nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính đã thể hiện nguyên tắc này, như: biên bản vi phạm hành chính phải có chữ ký của người vi phạm hoặc đại diện của người vi phạm, nếu người vi phạm không có mặt thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm, công bố công khai việc xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vi phạm gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về xã hội, các quy định về khám người, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, khám phương tiện vận tải cũng chú ý đến việc công bố quyết định khám, có người chứng kiến, lập biên bản về việc khám…Công khai giúp cho việc kiểm soát dễ dàng nên sẽ hạn chế sai phạm trong xử phạt vi phạm hành chính, còn khách quan thì bảo đảm xử phạt chính xác, đúng người, đúng vi phạm.

     Việc xử phạt vi phạm hành chính phải đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Việc xử phạt đúng thẩm quyền sẽ tạo nên sự hài hòa, không chồng chéo, không bỏ sót vi phạm và xử phạt được thuận tiện, chính xác. Việc xử phạt cũng phải bảo đảm công bằng để ai vi phạm cũng đều bị xử phạt, vi phạm giống nhau thì bị xử phạt giống nhau, đồng thời có tính đến các yếu tố đặc thù về người vi phạm, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm nhưng trong giới hạn pháp luật quy định.

     Thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

     Bất cứ hành vi vi phạm hành chính nào cũng có tính nguy hiểm cho xã hội và tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà pháp luật quy định hình thức, mức phạt phù hợp. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính tùy thuộc vào nhiều yếu tố như bản thân hành vi đó là hành vi gì, mức độ nghiêm trọng của hậu quả gây ra, người vi phạm là ai, thực hiện hành vi vi phạm trong điều kiện hoàn cảnh nào… Vì vậy, để xử phạt vi phạm hành chính nghiêm minh, công bằng, có giá trị răn đe, phòng ngừa cao thì khi xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đồi tượng vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, mức xử phạt.

     Thứ tư, chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm

     Nguyên tắc này thể hiện quan điểm là chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới có quyền xác định một hành vi trái pháp luật nào đó có phải là vi phạm hành chính hay không và trong trường hợp có hành vi thực sự có tính nguy hiểm cho xã hội mà vì lý do nào đó pháp luật chưa quy định đó là hành vi vi phạm hành chính thì không ai có thể bắt cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm hành chính về hành vi đó.Trong trường hợp pháp luật quy định một hành vi là vi phạm hành chính thì mỗi lần cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đó sẽ chỉ bị xử phạt một lần về hành vi vi phạm hành chính đã thực hiện được. Nếu người có thẩm quyền phát hiện cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều vi phạm hành chính hay nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một vi phạm thì việc xử phạt mỗi cá nhân, tổ chức về từng hành vi họ vi phạm trong một lần xử phạt cũng vẫn là một vi hạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

     Thứ năm, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính

     Để xử phạt vi phạm hanh chính đối với cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt phải chứng minh được cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi vi phạm trên thực tế. Nếu không chứng minh được có vi phạm hành chính trên thực tế thì không thể xử phạt và muốn xử phạt về hành vi vi phạm nào thì phải chứng minh có hành vi đó. Có như vậy, người có thẩm quyền mới có thể biết được cần xử phạt ai và xử phạt như thế nào để tránh sai sót.

     Thứ sáu, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

     Khi thực hiện hành vi vi phạm có tất cả mọi tình tiết giống nhau thì tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền với mức tiền phạt cao gấp đôi so với mức tiền phạt đối với cá nhân đã thành niên. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong tất cả các nghị định quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cụ thể.

3. Công ty có được nộp tiền phạt VPHC nhiều lần không?

     Căn cứ theo khoản 1 điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Điều 79: Nộp tiền phạt nhiều lần

1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;

b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. 

     Như vậy, theo quy định của pháp luật thì không riêng gì cá nhân, công ty có được nộp tiền phạt VPHC nhiều lần, tuy nhiên phải đáp ứng được điều kiện, cụ thể đó là mức phạt đối với công ty phải từ 200.000.000 đồng trở lên. Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn bị phạt số tiền là 165.000.000 đồng nên không đủ điều kiện để được nộp tiền phạt nhiều lần.

     Vì vậy, công ty bạn cần nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ nộp phạt này để tránh phát sinh thêm tiền chậm nộp.

3. Tình huống tham khảo: Nộp phạt vi phạm hành chính nhiều lần được thực hiện trong bao lâu?

     Do gia đình đang trong giai đoạn kinh tế bị sa sút do đó mà về mặt kinh tế hiện tại đang gặp khó khăn. Tuy nhiên vừa qua anh trai tôi không rõ là vi phạm tội gì mà bị phạt hành chính hơn 50 triệu đồng, đây là con số khá lớn đối với gia đình tôi thời điểm hiện tại. Do đó, theo quy định anh tôi vẫn được nộp phạt nhiều lần. Vậy, thời hạn hay số lần tối đa khi nộp tiền phạt nhiều lần là như thế nào?

     Căn cứ theo khoản 2 điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.    

    Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.”  

     Vậy :

  • Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
  • Số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
  • Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

    Với trường hợp hoãn quyết định phạt tiền hay muốn nộp tiền phạt nhiều lần cần có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần và gửi cho người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vấn đề công ty có đượ nộp tiền phạt VPHC nhiều lần:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thời gian nộp phạt, thẩm quyền xử phạt, các biện pháp cưỡng chế... theo quy định pháp luật mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Lâm Phương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178