• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trong trình hình tội phạm ngày gia tăng mà đặc biệt là tội phạm diễn ra ngày càng manh động và có sử dụng nhiều loại hung khí nguy hiểm thì việc

  • Công an được nổ súng trấn áp tội phạm khi nào theo pháp luật?
  • Công an được nổ súng trấn áp tội phạm khi nào
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Công an được nổ súng trấn áp tội phạm khi nào

Câu hỏi về Công an được nổ súng trấn áp tội phạm khi nào

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Công an được nổ súng trấn áp tội phạm khi nào theo pháp luật hiện hành?

Câu trả lời về Công an được nổ súng trấn áp tội phạm khi nào

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Công an được nổ súng trấn áp tội phạm khi nào, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Công an được nổ súng trấn áp tội phạm khi nào như sau:

1. Cơ sở pháp lý về Công an được nổ súng trấn áp tội phạm khi nào

2. Nội dung tư vấn về Công an được nổ súng trấn áp tội phạm khi nào

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “Công an được nổ súng trấn áp tội phạm khi nào". Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1.  Các trường hợp nổ súng phải cảnh báo

     Theo quy định tại khoản 1 điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:

  • Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
  •  Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;
  • Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;
  • Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
  • Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.
[caption id="attachment_154158" align="aligncenter" width="391"]Công an được nổ súng trấn áp tội phạm khi nào Công an được nổ súng trấn áp tội phạm khi nào[/caption]

2.2. Các trường hợp nổ súng không cần cảnh báo

     Theo quy định tại khoản 2 điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây:

  • Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;
  • Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;
  •  Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
  •  Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;
  • Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
  • Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

     Tóm lại, ngày nay tình hình tội phạm ngày gia tăng mà đặc biệt là tội phạm có tổ chức; tội phạm xuyên quốc gia. Nhìn chung đây đều là những loại tội phạm nguy hiểm, có sử dụng nhiều loại hung khí. Do vậy để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm pháp luật đã quy định 11 trường hợp được phép nổ súng để trấn áp trội phạm. Có thể thấy rằng theo quy định tại điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì Luật chỉ cho phép người thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự được phép được nổ súng trong những trường hợp đặc biệt cần thiết, quy định trên một mặt đã góp phần hiệu quả cho công tác phòng, chống và trấn áp tội phạm nhưng mặt khác cũng đã hạn chế việc lạm quyền của người thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự.

     Bài viết tham khảo:

   Để được tư vấn chi tiết về Công an được nổ súng trấn áp tội phạm khi nào, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

     Chuyên viên: An Dương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178