Trong bối cảnh giao thông hiện đại, việc tuân thủ các quy định về giấy tờ là điều cần thiết. Một trong những tình huống phổ biến mà người lái xe có thể gặp phải là việc bị tạm giữ giấy đăng ký xe. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu người lái có thể tiếp tục lái xe không?”
Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
21:04 28/07/2018
Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Căn cứ Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được chia làm 3 loại
- Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Hỏi đáp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TỔ CHỨC CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Kiến thức của bạn:
Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
Căn cứ Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được chia làm 3 loại sau:
- Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục;
- Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.
1. Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm:
- Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;
Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường. Thành phần tham gia hội đồng trường bao gồm:
* Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư tổ chức Đảng cơ sở, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện nhà giáo và một số đơn vị phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nhà trường (nếu có);
* Đại diện cơ quan chủ quản hoặc đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan.
Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường. Thành phần tham gia hội đồng quản trị bao gồm:
* Đại diện các tổ chức, cá nhân có số lượng cổ phần đóng góp ở mức cần thiết theo quy định;
* Hiệu trưởng, đại diện cơ quan quản lý địa phương nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở hoặc đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan;
* Đại diện tổ chức Đảng, đoàn thể; đại diện nhà giáo.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng là người đứng đầu trường trung cấp, trường cao đẳng, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường.
- Các hội đồng tư vấn;
Hội đồng tư vấn do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành lập để tư vấn cho người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi, thẩm quyền của mình.
- Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có);
Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng thuộc cơ cấu tổ chức và chịu sự quản lý, điều hành của hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng. Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng không có tư cách pháp nhân độc lập, đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của trường trung cấp, trường cao đẳng, chịu sự quản lý nhà nước theo lãnh thổ nơi đặt phân hiệu theo quy định của pháp luật.
- Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các khoa, bộ môn.
2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:
- Giám đốc, phó giám đốc;
Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là người đứng đầu trung tâm, đại diện cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 05 năm.
- Các hội đồng tư vấn;
Hội đồng tư vấn do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành lập để tư vấn cho người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi, thẩm quyền của mình.
- Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các tổ bộ môn;
- Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục quốc dân
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Để được tư vấn chi tiết về cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.