Trong bối cảnh giao thông hiện đại, việc tuân thủ các quy định về giấy tờ là điều cần thiết. Một trong những tình huống phổ biến mà người lái xe có thể gặp phải là việc bị tạm giữ giấy đăng ký xe. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu người lái có thể tiếp tục lái xe không?”
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
08:45 02/10/2017
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009. Nhà nước chỉ bồi thường đối với các
- Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
- xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước
- Hỏi đáp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
Kiến thức của bạn:
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự
Nội dung tư vấn về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
-
Xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Nhà nước chỉ bồi thường đối với các trường hợp thiệt hại được quy định trong phạm vi của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi có đủ các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các trường hợp sau đây:
- Do lỗi của người bị thiệt hại.
- Người bị thiệt hại che dấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc.
- Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết, xảy ra trong các trường hợp sau đây:
* Thiệt hại xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
* Thiệt hại xảy ra trong điều kiện vì người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
* Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết khác theo quy định của pháp luật. [caption id="attachment_54489" align="aligncenter" width="347"] Xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước[/caption]
-
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
a. Xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phát sinh khi có các căn cứ sau đây:
- Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại các điều sau:
- Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại.
b. Xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phát sinh khi có các căn cứ sau đây:
- Có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.
- Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiệt hại.
Thiệt hại thực tế được bồi thường được xác định theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT, là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
* Thiệt hại vật chất thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, bao gồm các thiệt hại quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 45); thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (Điều 46); thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết (Điều 48); thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe (Điều 49) và chi phí thực tế người bị thiệt hại đã bỏ ra trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử như: chi phí thuê người bào chữa, chi phí tàu xe, đi lại.
* Thiệt hại do tổn thất về tinh thần thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, bao gồm các thiệt hại quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù (khoản 2 Điều 47); thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết (khoản 3 Điều 47); thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm (khoản 4 Điều 47); thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử mà không bị tạm giữ, tạm giam hoặc người thi hành án cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo (khoản 5 Điều 47).
Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7 :19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua Email: [email protected]. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn!
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng./.
Trân trọng ./.
Liên kết tham khảo:
- Tư vấn luật hành chính
- Tư vấn thủ tục đăng ký sang tên xe ô tô, xe máy
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178