• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài được Luật Đầu tư quy định rất nhiều hình thức đầu tư vào Việt Nam như thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần,...

  • Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài hiện nay
  • Hình thức đầu tư
  • Pháp luật đầu tư
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 

Câu hỏi của bạn:

Xin chào luật sư, tôi là nhà đầu tư nước ngoài. Bây giờ tôi muốn đầu tư vào Việt Nam thì cho tôi hỏi các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Hợp đồng PPP và hợp đồng BCC khác nhau ở điểm gì. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.

Câu trả lời của luật sư:

  Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Đầu tư 2020
  • Nghị định 63/2018/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư

1. Định nghĩa các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài:

   Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

   Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài là việc đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. 

2. Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài:

   Theo quy định của Luật Đầu tư 2020 các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh vào Việt Nam gồm:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp 
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

  2.1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:

   Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020. Theo đó, Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

  • Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
  • Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
  • Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

     Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

   2.2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:

   Việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 24, 25, 26 Luật Đầu tư 2020.         

     - Theo đó, Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
     - Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
  • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  • Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

   Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức nêu trên phải đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài như đối với trường hợp đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

   2.4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Business Cooperation Contract)

   Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

   Như vậy,  đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới. Trong đó, quyền và nghĩa vụ của các bên không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới mà chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng.

   Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

      Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

3. Phân biệt hợp đồng PPP theo luật đầu tư cũ và hợp đồng BCC:

Tiêu chí Hợp đồng PPP Hợp đồng BCC
Chủ thể

Các nhà đầu tư và sự tham gia của Nhà nước thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tư cách là cơ quan công quyền và là một chủ thể kinh tế có địa vị pháp lý bình đẳng như nhà đầu tư.

 

Các nhà đầu tư (cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài).

Đối tượng

Các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Sự hợp tác cùng kinh doanh giữa các nhà đầu tư mà không thành lập tổ chức kinh tế

Đặc điểm

Hợp đồng PPP có một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giới hạn phần vốn góp của nhà nước không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của Dự án, trừ trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định và một bên là tư nhân, khi thực hiện dự án phải thành lập Doanh nghiệp dự án.

Hoạt động đầu tư trong hợp đồng BCC được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới, quyền và nghĩa vụ của các bên chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng mà không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới.  

Lĩnh vực đầu tư

Tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Thường được thực hiện trong các lĩnh vực: - Giao thông vận tải; - Nhà máy điện, đường dây tải điện; - Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang; - Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư; - Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin; - Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. (Điều 4 Nghị định 63/2018/NĐ-CP).  
Thời hạn

Thường ngắn (chủ yếu là các dự án đầu tư ngắn hạn), tùy theo thỏa thuận của các bên.

Thường dài hơn do các nhà đầu tư còn kinh doanh nhằm thu hồi vốn sau khi xây dựng xong công trình.

 

Hình thức của hợp đồng

Phải được lập thành văn bản

Không bắt buộc lập thành văn bản, trừ trường hợp dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra dự án  

Phương thức của hợp đồng

Phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.  

Nhà đầu tư không phải thành lập pháp nhân, không có bộ máy tổ chức, quản lý doanh nghiệp chung mà thực hiện dự án thông qua các thỏa thuận đã ký

Lợi ích của Nhà đầu tư - Hình ảnh công chúng tốt hơn nhờ sự hiện diện trên thị trường và tạo dựng mối quan hệ với cộng đồng; - Gia tăng kiến thức, kinh nghiệm và hiểu thị trường nhiều hơn, cũng như cọ xát với đối thủ cạnh tranh; - Gia tăng mức độ hài lòng của lực lượng lao động, thu hút được nhân tài; - Hiệu quả tốt hơn nhờ tăng năng suất lao động và tiếp cận được nhiều nguồn tài nguyên như nghiên liệu/vật liệu thô; - Kích thích tăng nhu cầu ở thị trường hiện tại và thị trường đối với sản phẩm và dịch vụ cung cấp; - Chia sẻ rủi ro nhờ hợp tác đầu tư. Hình thức đầu tư dễ tiến hành, dự án triển khai nhanh, thời hạn đầu tư ngắn, sớm thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh do không mất thời gian thực hiện thủ tục thành lập pháp nhân và đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới.

      Kết luận: Như vậy các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam bao gồm thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP và BCC. Tùy theo mục đích, phần vốn góp của nhà đầu tư mà nhà đầu tư xem xét lựa chọn hình thức phù hợp để vừa đảm bảo mục đích đầu tư vừa đảm bảo được lợi ích kinh tế xã hội của quốc gia lựa chọn đầu tư. 

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài:

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hồ sơ, trình tự, thủ tục, kê khai, hoặc các vấn đề khác liên quan đến các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài . Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.  

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

 Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Vân Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178