Các chi phí để xác định thuế thu nhập chịu thuế TNDN
13:58 05/08/2019
Các chi phí để xác định thuế thu nhập chịu thuế TNDN... Theo quy định của pháp luật về thuế TNDN, khoản chi của doanh nghiệp đáp ứng 3 điều kiện:
- Các chi phí để xác định thuế thu nhập chịu thuế TNDN
- thuế TNDN
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÁC CHI PHÍ ĐỂ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ TNDN
Kiến thức của bạn:
Các chi phí để xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định pháp luật?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2014
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2013
- Thông tư 96/2015/TT-BTC HƯỚNG DẪN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
- Thông tư 78/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 218/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn : Khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
Các chi phí để xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
1. Các khoản chi phí được trừ
Theo quy định của pháp luật về thuế TNDN, khoản chi của doanh nghiệp đáp ứng 3 điều kiện dưới đây thì được xác định là chi phí hợp lí khi tính thu nhập chịu thuế TNDN: Khoản chi thực tế phát sinh, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp; có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn từng lần từ 20 triệu đồng trở lên.
Về hồ sơ để xác định chi phí đối với hàng hóa bị tổn thất, hàng hóa bị hư hỏng đã được giảm thiểu các hồ sơ, thủ tục hành chính. Theo đó, hồ sơ để được tính giảm trừ chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất gồm:
+ Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do DN lập;
+ Hồ sơ bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có);
+ Hồ sơ quy định trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có),
+ Hồ sơ để được tính giảm trừ chi phí liên quan đến hàng hóa bị hư hỏng bao gồm:
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do DN lập;
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có);
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
2. Chi phí điện nước, trang phục, thuê tài sản
Theo quy định hiện nay thì doanh nghiệp chi trang phục bằng hiện vật có đầy đủ hóa đơn chứng từ thì được tính vào chi phí hợp lí, trường hợp chi bằng tiền thì phần vượt trên 5 triệu đồng/người/năm không được trừ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Quy định về hạch toán khoản tiền thuê tài sản của cá nhân vào chi phí hợp lí: Theo quy định doanh nghiệp thuê tài sản (thuê nhà hay thuê xe..) của cá nhân thì không cần phải có hóa đơn tài chính mà chỉ cần có hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân ( nếu hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân) là đủ điều kiện để Công ty tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Quy định về hạch toán khoản chi tiền điện, tiền nước vào chi phí hợp lí: Thông tư số 96/2015/TT-BTC đã bỏ quy định doanh nghiệp phải lập bảng kê theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC khi trực tiếp thanh toán tiền điện, tiền nước cho nhà cung cấp hoặc cho chủ sở hữu cho thuê địa điểm kinh doanh. Theo đó doanh nghiệp ký hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp hoặc chủ sở hữu cho thuê có đầy đủ hóa đơn chứng từ và hợp đồng thuê địa điểm thì được hạch toán vào chi phí hợp lí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
[caption id="attachment_20154" align="aligncenter" width="300"] Thuế TNDN[/caption]
3. Chi phí công tác
Quy định hiện nay cho phép DN cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên; chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có hóa đơn, chứng từ phù hợp; DN có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác; Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của DN cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.
Thông tư số 96/2015/TT-BTC đã bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác. DN được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định và phù hợp với quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của DN.
4. Một số khoản chi phí đặc thù
Theo quy định của pháp luật thuế các khoản thu sau không tương ứng với doanh thu tính thuế nhưng vẫn được tính vào chi phí hợp lí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
- Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp.
- Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.
- Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm: Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học; chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.
- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động); và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
- Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bài viết tham khảo:
- Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng theo pháp luật hiện hành
- Tiền thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.