• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại các Điều 32, 33, 34 và 35 Luật quản lý ngoại thương 2017, cụ thể:

  • Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định như thế nào?
  • Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Kiến thức của bạn:

Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định như thế nào?

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung kiến thức:

1. Biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Điều 32 Luật quản lý ngoại thương 2017 quy định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho thương nhân;
  • Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này.

2. Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa

     Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp quy định tại Điều 33 Luật quản lý ngoại thương 2017 sau đây:

  • Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Pháp luật quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
  • Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo đề nghị của thương nhân hoặc do thương nhân tự chứng nhận đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
[caption id="attachment_76069" align="aligncenter" width="450"]Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa[/caption]

3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa

     Theo quy định tại Điều 34 Luật quản lý ngoại thương 2017, thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa thuộc:

  • Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp hoặc ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Bộ trưởng Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

4. Kiểm tra xuất xứ hàng hóa

     Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Luật quản lý ngoại thương 2017 như sau:

  • Bộ Công Thương có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của thương nhân.
  • Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan hải quan kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178