• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tải Luật quản lý ngoại thương năm 2017 ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

  • Tải Luật quản lý ngoại thương năm 2017 - Luật toàn quốc
  • Luật quản lý ngoại thương
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Luật quản lý ngoại thương năm 2017

QUỐC HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: 05/2017/QH14 Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2017


LUẬT

QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG

     Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

     Quốc hội ban hành Luật Quản lý ngoại thương.

     Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

     Luật này quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương; giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.

     Điều 2. Đối tượng áp dụng

     1. Cơ quan quản lý nhà nước.

     2. Thương nhân tham gia hoạt động ngoại thương.

     3. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan.

     Điều 3. Giải thích từ ngữ

     Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

     1. Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

     2. Các biện pháp kỹ thuật là các biện pháp áp dụng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường.

     3. Các biện pháp kiểm dịch bao gồm các biện pháp kiểm dịch động vật và các sản phẩm từ động vật, kiểm dịch thực vật và kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

     4. Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

     5. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài không có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam theo các hình thức được quy định trong pháp luật về đầu tư, thương mại, doanh nghiệp; không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thương mại, doanh nghiệp.

     Điều 4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương

     1. Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

     2. Bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu.

     3. Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

     Bạn có thể tải luật quản lý ngoại thương theo đường link dưới đây:

     >>> Tải Luật quản lý ngoại thương 2017

     Các văn bản pháp luật khác:

       Để được tư vấn chi tiết về lĩnh vực doanh nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:  lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178