• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử phạt tài xế bỏ lại xe khi CSGT nồng độ cồn. Bị CSGT yêu cầu thổi nồng độ cồn để kiểm tra nhưng không chấp hành thì xử lý như thê nào

  • Xử phạt tài xế bỏ lại xe khi CSGT nồng độ cồn
  • Xử phạt tài xế bỏ lại xe khi CSGT nồng độ cồn
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TÀI XẾ BỎ LẠI XE KHI CSGT KIỂM TRA NỒNG ĐỘ CỒN

Câu hỏi của bạn về tài xế bỏ lại xe khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn

     Chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi tôi bị cảnh sát giao thông dừng phương tiện để kiểm tra nồng độ cồn. Nhưng sau khi xuống xe ô tô tôi bỏ xe lại và đi về nhà không thổi nồng độ cồn thì tôi sẽ bị xử phạt như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về tài xế bỏ lại xe khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tài xế bỏ lại xe khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quy định về tài xế bỏ lại xe khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn như sau:

1. Căn cứ pháp lý về tài xế bỏ lại xe khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn

2. Nội dung tư vấn về tài xế bỏ lại xe khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn

      Theo yêu cầu của bạn, bạn muốn biết về quy định về tài xế bỏ lại xe khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn. Theo yêu cầu tư vấn trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm như sau:

2.1. Mức phạt do có nồng độ cồn khi lái xe ô tô

     Theo quy định tại khoản 6, khoản 8, khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: 

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

     Như vậy tùy thuộc từng trường hợp thì mức xử phạt sẽ khác nhau. Khi có yêu cầu thổi nồng độ cồn để kiểm tra nồng độ cồn trong cơ thể, người tham gia giao thông cần thực hiện, không được chống đối người thi hành công vụ nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. [caption id="attachment_187607" align="aligncenter" width="452"] tài xế bỏ lại xe khi CSGT nồng độ cồn[/caption]

2.2. Xử lý khi không chấp hành đúng yêu cầu của CSGT

      Theo quy định tại điểm b, khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

      Theo thông tin bạn cung cấp bạn bị dừng xe ô tô và yêu cầu thổi nồng độ cồn để kiểm tra nhưng bạn không thực hiện và đã bỏ xe ô tô lại đấy. Như vậy hành vi của bạn được xem là hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ và sẽ bị xử phạt tiền ở mức 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo quy định.

     KẾT LUẬN: Nếu khi có yêu cầu của người thi hành công vụ về thổi nồng độ cồn bạn cần phải chấp hành theo. Nếu không chấp hành thì theo quy định bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Xử phạt tài xế bỏ lại xe khi CSGT nồng độ cồn quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí gọi 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                                                        Chuyên viên: Hoài Thương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178