Trong bối cảnh giao thông hiện đại, việc tuân thủ các quy định về giấy tờ là điều cần thiết. Một trong những tình huống phổ biến mà người lái xe có thể gặp phải là việc bị tạm giữ giấy đăng ký xe. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu người lái có thể tiếp tục lái xe không?”
Xử phạt hành chính với hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
11:25 09/03/2018
Xử phạt hành chính với hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án: Người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án
- Xử phạt hành chính với hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
- cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
- Hỏi đáp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CỐ Ý KHÔNG CÓ MẶT THEO GIẤY TRIỆU TẬP CỦA TOÀ ÁN
Kiến thức của bạn:
Xử phạt hành chính với hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình.
Nội dung tư vấn về việc cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
1. Cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
Không có mặt theo giấy triệu tập tại phiên tòa là một trong những hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự. Căn cứ Điều 490 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì những người thực hiện vi phạm hành vi này gồm:
- Người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc giải quyết vụ việc thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, Tòa án có quyền ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. Quyết định dẫn giải người làm chứng phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.
Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Tòa án dẫn giải người làm chứng. Người thi hành quyết định dẫn giải người làm chứng phải đọc, giải thích quyết định dẫn giải cho người bị dẫn giải biết và lập biên bản về việc dẫn giải. [caption id="attachment_77521" align="aligncenter" width="345"] cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án[/caption]
2. Xử phạt hành chính với hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;.”
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc giải quyết vụ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Một số bài viết có nội dung tham khảo:
- Nghị định 79/2015/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
- Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính có được ra quyết định xử phạt không?
Để được tư vấn chi tiết về cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.