Trong bối cảnh giao thông hiện đại, việc tuân thủ các quy định về giấy tờ là điều cần thiết. Một trong những tình huống phổ biến mà người lái xe có thể gặp phải là việc bị tạm giữ giấy đăng ký xe. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu người lái có thể tiếp tục lái xe không?”
Xử lý tố cáo trong trường hợp người tố cáo rút tố cáo như thế nào?
17:24 21/09/2017
Xử lý tố cáo trong trường hợp người tố cáo rút tố cáo như thế nào? Trong trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo và xét thấy việc rút tố cáo là ....
- Xử lý tố cáo trong trường hợp người tố cáo rút tố cáo như thế nào?
- Xử lý tố cáo trong trường hợp người tố cáo rút tố cáo
- Hỏi đáp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XỬ LÝ TỐ CÁO TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI TỐ CÁO RÚT TỐ CÁO
Kiến thức của bạn:
Xử lý tố cáo trong trường hợp người tố cáo rút tố cáo như thế nào?
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn 1. Nguyên tắc giải quyết tố cáo
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Điều 4 Luật tố cáo 2011 quy định về nguyên tắc giải quyết tố cáo như sau:
“Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.” [caption id="attachment_53047" align="aligncenter" width="580"] Xử lý tố cáo trong trường hợp người tố cáo rút tố cáo[/caption]
Theo quy định trên thì việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, người giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao xác minh nội dung tố cáo phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật.
2. Xử lý tố cáo trong trường hợp người tố cáo rút tố cáo như thế nào?
Trong trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo và xét thấy việc rút tố cáo là có căn cứ thì người giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó. Trong trường hợp xét thấy hành vi vi phạm pháp luật vẫn chưa được phát hiện và xử lý thì người giải quyết tố cáo vẫn xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc rút tố cáo do người tố cáo bị đe dọa, ép buộc thì người giải quyết tố cáo phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, xử lý nghiêm đối với người đe dọa, ép buộc người tố cáo, đồng thời phải xem xét, giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật, trốn tránh trách nhiệm hoặc vì vụ lợi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người tố cáo sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
- Tố cáo người vu khống theo quy định của pháp luật
- Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự
Để được tư vấn chi tiết về Xử lý tố cáo trong trường hợp người tố cáo rút tố cáo như thế nào?, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.