• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính. Xử lý hành vi vi phạm nội quy phiên tòa. Người có hành vi vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy theo

  • Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính
  • hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XỬ LÝ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Kiến thức của bạn:

     Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính.

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính  

  1. Các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính

     Hiện nay, các hành vi cản trở hoạt động tố tụng xảy ra nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng, có xu hướng gia tăng cả trước, trong và sau phiên toà, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết của Toà án. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã bổ sung thêm một Chương mới gồm 11 Điều quy định về xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính (Chương XX từ Điều 316 đến Điều 326). Theo đó, các hành vi cản trở gây ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ giải quyết các vụ án của Tòa án sẽ bị xử lý. Cụ thể gồm các hành vi như sau:

  • Vi phạm nội quy phiên tòa.
  • Xúc phạm uy tín của Tòa án, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của những người tiến hành tố tụng hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án.
  • Cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án.
  • Cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.
  • Can thiệp vào việc giải quyết vụ án.
  • Cản trở việc giao, nhận, cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án.
  • Cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án.
  • Đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải quyết vụ án của Tòa án.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
  1. Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính

     a. Xử lý hành vi vi phạm nội quy phiên tòa

     Người có hành vi vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị Chủ tọa phiên tòa quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

     Chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định buộc người vi phạm rời khỏi phòng xử án. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa hoặc người có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa thi hành quyết định của Chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự tại phiên tòa.

     Quy định này cũng được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm tại phiên họp của Tòa án. [caption id="attachment_49584" align="aligncenter" width="390"]hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính Hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính[/caption]      b. Xử lý hành vi xúc phạm uy tín của Tòa án, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của những người tiến hành tố tụng hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án

     Người có hành vi xúc phạm uy tín của Tòa án, danh dự, nhân phẩm của những người tiến hành tố tụng hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.      c. Xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án

     Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:

  • Làm giả, hủy hoại chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Tòa án.
  • Từ chối khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng.
  • Từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, kết luận giám định sai sự thật.
  • Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối.
  • Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan.
  • Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa.
  • Cản trở người tiến hành tố tụng xem xét, thẩm định tại chỗ, quyết định định giá, quyết định trưng cầu giám định hoặc xác minh, thu thập chứng cứ khác theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
  • Cố ý dịch sai sự thật.
  • Không cử người tham gia Hội đồng định giá theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng; không tham gia thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng.
     d. Xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án

     Người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc giải quyết vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

     Tòa án có quyền ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. Quyết định dẫn giải người làm chứng phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.

     Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Tòa án dẫn giải người làm chứng. Người thi hành quyết định dẫn giải người làm chứng phải đọc, giải thích quyết định dẫn giải cho người bị dẫn giải biết và lập biên bản về việc dẫn giải.

     đ. Xử lý hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ án

     Người nào bằng ảnh hưởng của mình có hành vi tác động dưới bất kỳ hình thức nào đối với Thẩm phán, thành viên Hội đồng xét xử nhằm làm cho việc giải quyết vụ án không khách quan, không đúng pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.      e. Xử lý hành vi cản trở việc giao, nhận, cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án

     Người có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:

  • Không thực hiện việc cấp, giao, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng.
  • Hủy hoại văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao để cấp, tống đạt hoặc thông báo theo yêu cầu của Tòa án.
  • Giả mạo kết quả thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao thực hiện.
  • Ngăn cản việc cấp, giao, nhận, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án.
     g. Xử lý hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án

     Người có hành vi đe dọa, hành hung hoặc lợi dụng sự lệ thuộc nhằm cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân đến phiên tòa, phiên họp theo triệu tập của Tòa án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.      h. Xử lý hành vi đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải quyết vụ án của Tòa án

     Người có hành vi đưa tin sai sự thật nhằm cản trở Tòa án giải quyết vụ án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.      k. Xử lý hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án

     Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang quản lý, lưu giữ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

     Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm này tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     - Thủ tục giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp sơ thẩm

     - Các hình thức kỷ luật trong thi hành án hành chính

     Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7 :19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn!

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng./.

     Trân trọng ./.

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178