• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều 27 Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm quy định về tàng trữ phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm như sau:

  • Vi phạm quy định về tàng trữ phát hành xuất bản phẩm
  • tàng trữ phát hành xuất bản phẩm
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TÀNG TRỮ PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM

Câu hỏi của bạn về tàng trữ phát hành xuất bản phẩm:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp:

Vi phạm quy định về tàng trữ phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?

Mong được Luật sư giải đáp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về tàng trữ phát hành xuất bản phẩm:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tàng trữ phát hành xuất bản phẩm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tàng trữ phát hành xuất bản phẩm như sau:

1. Cơ sở pháp lý về tàng trữ phát hành xuất bản phẩm:

2. Nội dung tư vấn về tàng trữ phát hành xuất bản phẩm:

     Điều 27 Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm như sau:

2.1 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Tàng trữ, phát hành, xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp dưới 50 bản;
  • Bán xuất bản phẩm thuộc loại không kinh doanh hoặc lưu hành nội bộ;
  • Phát hành xuất bản phẩm nhưng không đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không đủ điều kiện theo quy định.
[caption id="attachment_198928" align="aligncenter" width="401"] tàng trữ phát hành xuất bản phẩm[/caption]

2.2 Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 50 bản đến dưới 100 bản;
  • Tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm không có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
  • Phát hành trái phép các sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm.

2.3 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Chuyển nhượng, tẩy xóa giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm;

Hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép đối với văn phòng đại diện của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam.

2.4 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm nhập khẩu hoặc xuất bản trái phép;

Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm bị đình chỉ phát hành, có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy;

Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 100 bản đến dưới 300 bản;

Phát hành trái phép xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm được in gia công cho nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

2.5 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 300 bản trở lên;

Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản;

Thành lập văn phòng đại diện của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có giấy phép;

Trưng bày hoặc bán trong triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm xuất bản trái phép, xuất bản phẩm nhập khẩu trái phép, xuất bản phẩm không được phép lưu hành, xuất bản phẩm có quyết định thu hồi, tịch thu hoặc xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản;

Không kiểm tra, thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi trưng bày, giới thiệu, phát hành tại triển lãm, hội chợ.

2.6 Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, các điểm a, b và d Khoản 5 Điều này;

Đình chỉ hoạt động từ 09 đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;

Trục xuất đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;

Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

2.7 Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Khoản 4, các điểm a, b và d Khoản 5 Điều này;

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2, Khoản 4, các điểm a, b và d Khoản 5 Điều này;

Buộc thu hồi giấy phép đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.

2.8. Quy định chung về thẩm quyền xử phạt vi phạm

Điều 31. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông

1. Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 3 Nghị định này;

e) Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính. Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản đối với các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cùng cấp; thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan báo chí, nhà xuất bản của trung ương và địa phương khác hoạt động tại địa phương mình khi được ủy quyền.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 70.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 3 Nghị định này;

e) Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 3 Nghị định này;

e) Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khác

Trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước được Chính phủ quy định, thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, trưởng đoàn thanh tra, chánh thanh tra, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản được quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

Điều 33. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 3 Nghị định này;

e) Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 triệu đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 3 Nghị định này;

e) Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 34. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường

Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các điều 39, 40, 41, 42, 44 và 45 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định này.

    Lưu ý: Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản là ngưi có thẩm quyền xử phạt quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định này và công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ trong hoạt động báo chí, xuất bản. [caption id="attachment_142275" align="aligncenter" width="416"] tàng trữ phát hành xuất bản phẩm[/caption]

     Như vậy, khi vi phạm quy định về xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm thì sẽ bị áp dụng các mức phạt tiền nêu trên, đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Tùy thuộc vào từng mức độ vi phạm mà thẩm quyền xử phạt sẽ khác nhau.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về mức phạt vi phạm quy định về tàng trữ phát hành xuất bản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178