Mức phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí
08:50 25/06/2020
Mức phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí được quy định tại Điều 5 Nghị định 159/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Mức phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí
- vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí
- Pháp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
Câu hỏi của bạn về mức phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp:
Mức phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí là bao nhiêu tiền?
Mong được Luật sư giải đáp! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về mức phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mức phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về mức phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí như sau:
1. Cơ sở pháp lý về mức phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí:
2. Nội dung tư vấn về mức phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí:
Quy định chung về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Điều 4. Quy định phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực báo chí, xuất bản đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền đối với các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như sau:
Điều 3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, e và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Buộc thu hồi thẻ nhà báo;
2. Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép của nhà báo, phóng viên;
3. Buộc xin lỗi;
4. Buộc đăng, phát đầy đủ nội dung văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
5. Buộc thu hồi giấy phép, giấy xác nhận;
6. Buộc thu hồi sản phẩm báo chí, sản phẩm in, xuất bản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật;
7. Buộc gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử vi phạm các quy định của pháp luật.
Điều 5 Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí như sau:
2.1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép;
- Hoạt động thông tin báo chí không có giấy phép hoặc không đúng chương trình đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hoạt động thông tin báo chí khi giấy phép đã hết hạn sử dụng;
- Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép.
2.2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Vi phạm các quy định về điều kiện thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú, văn phòng thường trú của cơ quan báo chí;
- Xuất bản bản tin không có giấy phép;
- Vi phạm các quy định về xuất bản, lưu hành ấn phẩm thông tin nước ngoài tại Việt Nam;
- Vi phạm các quy định về trưng bày tranh, ảnh, các hình thức thông tin khác bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài;
- Vi phạm quy định về tổ chức chiếu phim, triển lãm, hội thảo và các hoạt động khác có liên quan đến báo chí do cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam tổ chức có mời công dân Việt Nam tham dự.
2.3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Phát hành thông cáo báo chí nhưng không có giấy phép đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
- Xuất bản đặc san, số phụ, phụ trương đối với báo in; thêm kênh đối với báo nói, báo hình; thêm chuyên trang đối với báo điện tử không có giấy phép;
- Đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử không có giấy phép;
- Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.
2.4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Hoạt động báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định;
- Làm giả giấy phép hoạt động báo chí; giấy phép xuất bản đặc san, số phụ, phụ trương; giấy phép chuyên trang; giấy phép xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi;
- Sử dụng giấy phép giả để hoạt động báo chí.
2.5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2, Điểm b và Điểm c Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
2.6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí
2.6.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông
1. Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 3 Nghị định này;
e) Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính. Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản đối với các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cùng cấp; thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan báo chí, nhà xuất bản của trung ương và địa phương khác hoạt động tại địa phương mình khi được ủy quyền.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 70.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 3 Nghị định này;
e) Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 3 Nghị định này;
e) Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khác
Trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước được Chính phủ quy định, thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, trưởng đoàn thanh tra, chánh thanh tra, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản được quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
Điều 33. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 3 Nghị định này;
e) Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 triệu đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 3 Nghị định này;
e) Thực hiện các quyền quy định tại Khoản 3, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, khi có các hành vi vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí, tùy mức độ mà mức xử lý vi phạm cũng có sự khác nhau; thẩm quyền xử phạt cũng có phân biệt rõ ràng.
Bài viết tham khảo:
- Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính;
- Quy định về hình thức phạt tiền trong vi phạm hành chính;
Để được tư vấn chi tiết về mức phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.