Tư vấn về lệ phí môn bài
15:23 11/07/2019
Thuế môn bài là một sắc thuế cũ nhất, có hiệu lực dài nhất và sửa đổi nhiểu lần nhất song trái với quy định về thuế trong 4 bản Hiến pháp, đây chỉ là lệ phí
- Tư vấn về lệ phí môn bài
- Lệ phí môn bài
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
LỆ PHÍ MÔN BÀI
Câu hỏi của bạn về lệ phí môn bài:
Xin chào các anh chị!
Em thường nghe về thuật ngữ "lệ phí môn bài" nhưng vẫn chưa hiểu Cái tên Môn bài có nghĩa là gì? và có nguồn gốc từ đâu? đối tượng nào phải nộp lệ phí môn bài và cách khai nộp ra sao? Kính mong các anh chị luật sư giải đáp giúp em ạ. Em xin cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư về lệ phí môn bài:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về lệ phí môn bài, Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý về lệ phí môn bài:
2. Nội dung tư vấn về lệ phí môn bài
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Khởi điểm của sắc thuế này xưa gọi là thuế công thương và được đổi tên gọi là thuế môn bài từ năm 1996. Hiện nay, pháp luật đã có sự điều chỉnh về tên gọi cũng như mức đóng cho khoản nghĩa vụ tài chính này. Công ty luật TNHH Toàn Quốc sẽ giúp bạn tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến “Lệ phí môn bài” như sau:
Thuế môn bài được quy định lần đầu tiên tại Pháp lệnh sửa đổi một số điều về thuế Công thương nghiệp của Hội đồng Nhà nước ngày 26 tháng 2 năm 1983. Cụ thể, Điều 1 của pháp lệnh này sửa đổi Điều 3 của Điều lệ thuế công thương nghiệp ban hành theo Nghị quyết số 200 NQ/TVQH ngày 18 tháng 1 năm 1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, trong đó quy định "Thuế công thương nghiệp nói trong Điều lệ này gồm có thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế buôn chuyến và thuế môn bài… Các tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng đều phải nộp thuế môn bài”.
Đây là một sắc thuế cũ nhất, có hiệu lực dài nhất và sửa đổi nhiểu lần nhất song trái với quy định về thẩm quyền quy định về thuế trong 4 bản Hiến pháp, về bản chất, đây chỉ là một loại lệ phí chứ không phải thuế. Vì vậy, từ ngày 1/1/2017 thuế môn bài đã chuyển thành lệ phí môn bài theo Luật phí và lệ phí 2015.
Vậy, lệ phí môn bài là gì?
2.1. Khái niệm lệ phí môn bài:
Xét về mặt từ ngữ, "Môn bài" là từ Hán Nôm. Theo chữ Hán, “Môn” có nghĩa là “Cửa”, “Bài” có nghĩa là “Thẻ”. Ngày xưa, để quản lý các hộ kinh doanh, người ta thường treo ở trước cửa mỗi hộ kinh doanh 1 tấm thẻ bằng bìa cứng, trên thẻ có ghi rõ mức thuế phải đóng và treo ngay tại cửa ra vào của cửa hàng. Lý do là khi chúng ta tham gia kinh doanh, chúng ta trở thành đối tượng chịu sự quản lý của Cơ quan thuế. Thuế môn bài góp phần tạo nguồn thu để nuôi dưỡng bộ máy quản lý đó.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, lệ phí môn bài (thuế môn bài) là lệ phí cố định của nhà nước đánh trên vốn điều lệ của các doanh nghiệp/công ty. Lệ phí môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm vào các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Tất cả tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả các chi nhánh , cửa hàng , nhà máy, phân xưởng,... trực thuộc đơn vị chính) đều thuộc đối tượng nộp thuế môn bài. [caption id="attachment_167653" align="aligncenter" width="411"] Lệ phí môn bài[/caption]
2.2. Đối tượng phải nộp lệ phí môn bài?
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài, bao gồm 2 nhóm đối tượng chính:
Thứ nhất, Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức trên.
Thứ hai, Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.3. Đối tượng được miễn lệ phí môn bài quy định chi tiết tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài như sau:
Điều 3. Miễn lệ phí môn bài Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:
1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
4. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
5. Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
7. Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
2.4. Mức phí môn bài phải nộp:
Mức thu lệ phí môn bài được quy định chi tiết tại điều 4 nghị định 139/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài
1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
3. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
4. Tổ chức quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài. Trường hợp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
5. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
Trước kia có 4 bậc nay chỉ còn 2 bậc > 10 tỷ và dưới 10 tỷ
2.5. Khai, nộp lệ phí môn bài
- Khai lệ phí môn bài được thực hiện như sau:
+ Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;
+ Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.
- Hồ sơ khai lệ phí môn bài là Tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP
Người nộp lệ phí môn bài nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
+ Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí;
+ Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.
Bài viết tham khảo:
- Tư vấn thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật mới nhất
- Dịch vụ tư vấn pháp luật về thuế mới nhất
Để được tư vấn chi tiết về lệ phí môn bài, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài: tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Văn Chung