Trả lại đơn khởi kiện dân sự theo quy định mới nhất
09:34 06/06/2019
Những trường hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện dân sự, theo quy định tại khoản 1, Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 là:
- Trả lại đơn khởi kiện dân sự theo quy định mới nhất
- trả lại đơn khởi kiện dân sự
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Kiến thức của bạn:
Những trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo BLTTDS
Câu trả lời:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật tố tụng dân sự 2004
- Nghị định số 05/2012/NQ-HĐTP
Nội dung tư vấn:
- Những trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện
Điều 168. Trả lại đơn khởi kiện
1. Toà án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thời hiệu khởi kiện đã hết;
b) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;
d) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không đến Toà án làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
đ) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;
e) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. 2. Khi trả lại đơn khởi kiện, Toà án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 là:
- Thứ nhất, người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Theo hướng dẫn của nghị định 05/2012/NQ-HĐTP thì người khởi kiện không có quyền khởi kiện là người không thuộc một trong các chủ thể uy định tại Điều 161 và Điều 162 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 2 và Điều 3 của nghị quyết này.
Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự là người không có khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 57 của BLTTDS.
- Thứ hai, sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn Xin ly hôn, Xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, Xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;
- Thứ ba, Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 BLTTDS mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng.
- Thứ tư, chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Theo khoản 2, Điều 8 Nghị quyết 05/2012/NQ-HDTP thì chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp các đương sự có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện (kể cả quy định về hình thức, nội dung đơn kiện), nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.
Ví dụ: Theo khoản 3, Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HDTP thì khi xác định điều kiện khởi kiện vụ án dân sự mà đối tượng khởi kiện là quyền sử dụng đất thì phải thực hiện như sau:
- Đối với tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 135 của Luật Đất đai.
- Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của BLTTDS.
Nếu không thực hiện khi nộp đơn khởi kiện thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện.
- Thứ năm, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đây là trường hợp không thuộc một trong các tranh chấp quy định tại các điều 25, 27,29 và 31 của BLTTDS.
Việc trả lại đơn khởi kiện phải được Toà án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp biết; trong đó cần ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện thuộc trường hợp nào quy định tại khoản 1 Điều 168 của BLTTDS. Thông báo này có thể được giao trực tiếp hoặc gửi cho người khởi kiện qua bưu điện. Việc giao hoặc gửi thông báo này phải có sổ theo dõi.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn trên sẽ giúp khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật lao động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc qua email [email protected] chúng tôi sẽ giải đáp các vướng mắc đó cho bạn. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.
Xin chân thành cám ơn sự đồng hành của quý khách!
Liên kết ngoài tham khảo