Tổng quan hiệp định EVFTA và IPA
Câu hỏi của bạn về tổng quan hiệp định EVFTA và IPA:
Xin chào luật sư! Theo tôi được biết ngày 30/6 vừa qua Việt Nam và EU đã hoàn thiện việc ký kết hiệp định Thương mại tự do EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư IPA. Tuy nhiên, vì tôi không tìm được văn bản bằng tiếng Việt nên chưa nắm được các nội dung chính liên quan đến hai hiệp định này. Kính mong luật sư giới thiệu tổng quan về hiệp định EVFTA và IPA , xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư về tổng quan hiệp định EVFTA và IPA:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn về tổng quan hiệp định EVFTA và IPA. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tổng quan hiệp định EVFTA và IPA như sau:
1. Cơ sở pháp lý về tổng quan hiệp định EVFTA và IPA
2. Nội dung tư vấn về tổng quan hiệp định EVFTA và IPA
Hiệp định EVFTA và IPA được khởi động và kết thúc trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Công ty Luật Toàn quốc với đội ngũ chuyên viên, luật sư uy tín, nhiều năm kinh nghiệm sẽ cung cấp tới quý khách hàng một số nội dung liên quan đến hai hiệp định này.
[caption id="attachment_167138" align="aligncenter" width="377"] Tổng quan hiệp định EVFTA và IPA[/caption]
2.1. Quá trình ký kết hiệp định EVFTA và IPA
- Tháng 10/2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
- Tháng 6/2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
- Tháng 12/2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu khởi động tiến trình rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.
- Tháng 6/2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật
- Tháng 9/2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một Hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên. Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai Hiệp định riêng biệt, bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do chính là toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay và Hiệp định Bảo hộ đầu tư bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư (Hiệp định IPA).
- Tháng 6/2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.
- Tháng 8/2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.
- Ngày 17/10/2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.
- Ngày 25/6/2019: Hội đồng châu Âu phê duyệt cho phép ký các Hiệp định.
- Ngày 20/6/2019, hoàn thiện việc ký kết
2.2 Nội dung cơ bản về hiệp định EVFTA và IPA
a) Thương mại hàng hóa:
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Đối với xuất khẩu của EU, cam kết của Việt Nam đối với các mặt hàng chính là:
- Ô tô, xe máy: Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ 9 tới 10 năm; riêng xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3 có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7 năm;
- Rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà: Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm.
Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu sau lộ trình nhất định; chỉ bảo lưu thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm quan trọng, trong đó có dầu thô và than đá.
Ngoài ra, Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa như thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại, v.v, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp.
b) Thương mại dịch vụ và đầu tư
- Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU.
- Cam kết của Việt Nam cao hơn cam kết của Việt Nam trong WTO cho các nhà đầu tư EU và ít nhất ngang bằng với mức mở cửa cao nhất của Việt Nam trong FTA hiện tại của Việt Nam
c) Quy tắc xuất xứ
- Các nguyên tắc xác định xuất xứ chung
- Các nguyên tắc xuất xứ riêng cho những loại hàng hóa nhất định
d) Mua sắm của Chính phủ
Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này.
đ) Cơ chế giải quyết tranh chấp
EVFTA thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp theo hướng cứng rắn và dự liệu cơ chế trung gian mềm dẻo xử lý các vấn đề phát sinh trong việc giải thích và thực hiện cam kết hiệp định, xử lý các vấn đề liên quan tới biện pháp ảnh hưởng tiêu cực tới đầu tư và thương mại song phương
e) Các nội dung khác
Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý-thể chế. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên.
Kết luận: Thông qua EVFTA và EVIPA, nhà đầu tư EU sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường các nước đã ký FTA với Việt Nam với những đối xử ưu đãi hơn. Hiệp định này cũng giúp thúc đẩy quan hệ giữa EU với từng nước ASEAN nói riêng và cả khối ASEAN nói chung, tạo tiền đề hướng tới việc thảo luận một Hiệp định FTA giữa EU và ASEAN trong tương lai.
Bài viết tham khảo: