• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chương 8 hiệp định EVFTA là một nội dung quan trọng có ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam...

  • Nội dung chương 8 hiệp định thương mại tự do EVFTA
  • Chương 8 hiệp định thương mại tự do EVFTA
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Chương 8 hiệp định thương mại tự do EVFTA

     Hiệp định EVFTA và IPA được khởi động và kết thúc trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Chương 8 hiệp định EVFTA là một nội dung quan trọng có ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam...

CHƯƠNG 8

TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 

MỤC A ĐIỀU KHOẢN CHUNG

ĐIỀU 8.1

Mục tiêu và phạm vi áp dụng

1. Để khẳng định các cam kết của mình trong Hiệp định WTO và cam kết tạo ra môi trường tốt hơn cho việc phát triển thương mại và đầu tư giữa các Bên, các Bên tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để thực hiện việc tự do hóa tiến bộ về đầu tư, thương mại dịch vụ và hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử.

2. Căn cứ các điều khoản trong Hiệp định này, mỗi Bên bảo lưu quyền thông qua, duy trì và thực thi các biện pháp cần thiết để theo đuổi các mục tiêu chính sách hợp pháp, bao gồm mục tiêu bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, chính sách xã hội, tính toàn vẹn và ổn định của hệ thống tài chính, thúc đẩy an ninh và an toàn, phát huy và bảo vệ sự đa dạng văn hóa.

3. Chương này không điều chỉnh các biện pháp ảnh hưởng đến các thể nhân muốn tiếp cận thị trường lao động của một Bên cũng như không áp dụng đối với các biện pháp liên quan đến quyền công dân, vấn đề cư trú hoặc việc làm về lâu dài.

4. Chương này không có quy định một Bên có thể áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát việc nhập cảnh hay lưu trú tạm thời của các thể nhân trên lãnh thổ của Bên đó, bao gồm các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Bên đó cũng như nhằm bảo đảm trật tự đối với việc xuất nhập cảnh của các thể nhân qua biên giới của Bên đó nếu bảo đảm các biện pháp đó không làm vô hiệu hóa hay tổn hại đến các lợi ích1 của bất kỳ Bên nào theo đúng với các điều khoản cam kết cụ thể trong Chương này và các Phụ lục kèm theo.

5. Chương này không có quy định nào có thể được hiểu là giới hạn các nghĩa vụ của các Bên theo quy định trong Chương 9 (Mua sắm chính phủ) hoặc áp đặt bổ sung nghĩa vụ liên quan đến thực hiện mua sắm chính phủ.

6. Chương này không điều chỉnh các chế độ trợ giá dành cho các Bên2, ngoại trừ Điều 8.8 (Các điều kiện thực hiện).

7. Quyết định không ban hành, gia hạn hoặc duy trì chế độ trợ giá hoặc tài trợ của một Bên sẽ không được xem như là hành vi vi phạm quy định tại Điều 8.8 (Các điều kiện thực hiện) trong các trường hợp sau:

(a)  trong trường hợp không có các cam kết cụ thể của Bên đó đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận ban hành, gia hạn hoặc duy trì chế độ trợ giá hoặc tài trợ nào đó; hoặc

(b) theo đúng với các điều khoản thỏa thuận về ban hành, gia hạn hoặc duy trì chế độ trợ giá hoặc tài trợ đó.

8. Chương này không áp dụng đối với các hệ thống an sinh xã hội hoặc các hoạt động trên lãnh thổ của mỗi Bên mà có liên quan, thậm chí không thường xuyên, đến việc thực thi quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền.

ĐIỀU 8.2

Giải thích từ ngữ

1. Trong Chương này:

(a) “dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng tàu bay mà trong thời gian thực hiện các dịch vụ đó tàu bay không được phép cung cấp dịch vụ” là các hoạt động được tiến hành trên một tàu bay hoặc một bộ phận nào đó của tàu bay trong thời gian tàu bay đó được phép ngừng cung cấp dịch vụ và không bao gồm dịch vụ thường được gọi là dịch vụ bảo dưỡng ngoại trường;

(b) “dịch vụ hệ thống đặt giữ chỗ trên máy tính (CRS)” là các dịch vụ được cung cấp qua hệ thống điện toán chứa các thông tin về lịch bay, vé trống, giá vé và các quy định liên quan đến vé của các tổ chức vận tải hàng không mà thông qua đó việc giữ chỗ và đặt vé trên chuyến bay có thể được thực hiện;

(c) “cung cấp dịch vụ qua biên giới” là việc cung cấp một loại hình dịch vụ:

(i) từ lãnh thổ của Bên này sang lãnh thổ của Bên kia; hoặc

(ii) trong phạm vi lãnh thổ của Bên này cho khách hàng sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ của Bên kia;

(d) “các hoạt động kinh tế” bao gồm các hoạt động mang tính chất công nghiệp, thương mại và nghiệp vụ cùng với các hoạt động của các nghệ nhân, nhưng không bao gồm các hoạt động nhằm thực hiện quyền quản lý nhà nước;

(e) “doanh nghiệp” là một pháp nhân, chi nhánh3 hoặc văn phòng đại diện bắt đầu hoạt động qua hình thức thành lập mới;

(f) “thành lập mới” là việc hình thành một pháp nhân khác, kể cả bằng hình thức thâu tóm, và/hoặc việc tạo lập một chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Liên minh châu Âu hoặc tại Việt Nam, 

tương ứng4, với định hướng hình thành hoặc duy trì các mối liên kết kinh tế lâu dài;

(g) “dịch vụ khai thác mặt đất” là các dịch vụ được cung cấp tại sân bay gồm dịch vụ đại diện, quản lý và giám sát các hãng hàng không; dịch vụ hành khách; dịch vụ hành lý; các dịch vụ sân đỗ; dịch vụ phục vụ ăn uống; bốc dỡ hàng hóa và bưu phẩm hàng không; nạp nhiên liệu cho tàu bay; bảo dưỡng và vệ sinh tàu bay; vận tải mặt đất; dịch vụ khai thác bay, quản lý đội bay và lập kế hoạch bay.   Dịch vụ khai thác mặt đất không bao gồm dịch vụ an ninh, sửa chữa và bảo dưỡng tàu bay; quản lý hoặc khai thác các cơ sở hạ tầng cảng hàng không thiết yếu được quản lý một cách tập trung như các thiết bị dọn tuyết, phá băng, các hệ thống phân phối nhiên liệu, các hệ thống xếp dỡ hành lý và hệ thống vận tải cố định bên trong sân bay; 

(h) “nhà đầu tư” là thể nhân hoặc pháp nhân của Bên này mà có nhu cầu thành lập5, đang thành lập hoặc đã thành lập một doanh nghiệp trong lãnh thổ của Bên kia;

(i) “pháp nhân” là bất kỳ chủ thể pháp lý được thành lập hoặc tổ chức theo quy định pháp luật hiện hành nhằm mục đích lợi nhuận hay bất kỳ mục đích nào khác và thuộc sở hữu của tư nhân hay chính phủ, trong đó bao gồm các doanh nghiệp, quỹ tín thác, công ty hợp danh, liên doanh, tự doanh hoặc hiệp hội;

(j) “pháp nhân của một Bên” là một pháp nhân của Liên minh Châu Âu hoặc một pháp nhân của Việt Nam được thành lập theo quy định pháp luật của nước sở tại và quy định của Liên minh Châu Âu hoặc các quốc gia thành viên hoặc của Việt Nam tương ứng, và tham gia vào các hoạt động kinh doanh trọng yếu6 trên lãnh thổ của Liên minh Châu Âu hoặc của Việt Nam tương ứng;

(k) “các biện pháp được một Bên thông qua hoặc duy trì áp dụng” là các biện pháp được các cơ quan dưới đây thực hiện:  

(i) chính quyền hoặc cơ quan quản lý cấp trung ương, vùng hoặc địa phương; và

(ii) các cơ quan phi chính phủ thực hiện thẩm quyền được chính quyền hoặc cơ quan quản lý cấp trung ương, vùng hoặc địa phương phân cấp;

(l) “thể nhân” là thể nhân của một Bên theo quy định tại khoản (h) của Điều 1.5;

(m) “hoạt động”, đối với một doanh nghiệp, có nghĩa là thực hiện, quản lý, duy trì, sử dụng, sở hữu, bán hoặc các hình thức định đoạt hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp;7

(n) “chào bán và tiếp thị các dịch vụ vận tải hàng không” có nghĩa là các cơ hội cho các đơn vị vận tải hàng không liên quan được tự do bán và tiếp thị các dịch vụ vận tải hàng không của mình, bao gồm toàn bộ các hình thức tiếp thị như nghiên cứu thị trường, quảng cáo và phân phối dịch vụ; những hoạt động này không bao gồm việc định giá các dịch vụ vận tải hàng không cũng như không bao gồm các điều kiện hiện hành;

(o) “các dịch vụ” bao gồm bất kỳ dịch vụ nào thuộc mọi lĩnh vực, ngoại trừ các dịch vụ được cung cấp trong quá trình thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước; 

(p) “các dịch vụ được cung cấp và các hoạt động được thực hiện để thực hiện chức năng quản lý nhà nước” là các dịch vụ được cung cấp hoặc các hoạt động được thực hiện không vì mục đích thương mại lẫn mục đích để cạnh tranh với một hoặc một số tổ chức kinh tế khác;

(q) “nhà cung cấp dịch vụ” của một Bên là một thể nhân hoặc pháp nhân của một Bên thực hiện việc cung cấp một loại hình dịch vụ; và

(r) “công ty con” của một pháp nhân của một Bên là một pháp nhân được kiểm soát bởi một pháp nhân khác của Bên đó theo quy định pháp luật của Bên đó.8

2. Pháp nhân:

(a) “thuộc sở hữu” của các thể thân hoặc pháp nhân thuộc một trong các Bên trong trường hợp các thể nhân hoặc pháp nhân của Bên đó là những chủ sở hữu có quyền thụ hưởng hơn 50% phần vốn góp vào pháp nhân đó; hoặc  

(b) “bị kiểm soát” bởi các thể nhân hoặc pháp nhân của một trong các Bên trong trường hợp các thể nhân hoặc pháp nhân này có đủ thẩm quyền bổ nhiệm hầu hết các giám đốc của pháp nhân đó hoặc trực tiếp điều hành các hoạt động của pháp nhân đó một cách hợp pháp. .............. =>>> Bạn có thể tải đầy đủ văn bản: Chương 8 hiệp định Thương mại tự do EVFTA      Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về chương 8 Hiệp định thương mại tự do EVFTA, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật  doanh nghiệp 24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Văn Chung  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178