• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tiếp nhận đối tượng tự nguyện vào cơ sở bảo trợ xã hội: đối tượng: người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc,...

  • Tiếp nhận đối tượng tự nguyện vào cơ sở bảo trợ xã hội
  • Tiếp nhận đối tượng tự nguyện vào cơ sở bảo trợ xã hội
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TIẾP NHẬN ĐỐI TƯỢNG TỰ NGUYỆN VÀO CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI 

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về tiếp nhận đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội: đối tượng được tiếp nhận; thủ tục tiếp nhận; hồ sơ tiếp nhận... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/ 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
  • Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC

1. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội nhà xã hội

     Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội như sau:

“4. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội bao gồm:

a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;

b) Người không thuộc diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.”

     Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội bao gồm:

Thứ nhất: người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;

Thứ hai: đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

  • Đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng. Cụ thể:
    • Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; Mồ côi cả cha và mẹ; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật; Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
    • Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
  • Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
  • Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Thứ ba: đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp

  • Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
  • Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
  • Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Tiếp nhận đối tượng tự nguyện vào cơ sở bảo trợ xã hội

2. Trình tự thủ tục tiếp nhận đối tượng tự nguyện vào cơ sở bảo trợ xã hội

Bước 1: Đối tượng hoặc người giám hộ làm hồ sơ theo quy định, gửi cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.

Bước 2: Khi nhận được hồ sơ của đối tượng, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội quyết định tiếp nhận và ký hợp đồng dịch vụ chăm sóc theo quy định.

3. Hồ sơ tiếp nhận đối tượng tự nguyện vào cơ sở bảo trợ xã hội

  • Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ (theo mẫu).
  • Sơ yếu lý lịch của đối tượng (theo mẫu).
  • Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (theo mẫu).
  • Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em; trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
  • Hợp đồng dịch vụ chăm sóc.
  • Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về tiếp nhận đối tượng tự nguyện vào cơ sở bảo trợ xã hội:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tiếp nhận đối tượng tự nguyện vào cơ sở bảo trợ xã hội. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về tiếp nhận đối tượng tự nguyện vào cơ sở bảo trợ xã hội qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về tiếp nhận đối tượng tự nguyện vào cơ sở bảo trợ xã hội tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178