• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về vấn đề thương lượng việc bồi thường được quy định tại Điều 46 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, cụ thể như sau:

  • Thương lượng việc bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
  • Thương lượng việc bồi thường
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THƯƠNG LƯỢNG VIỆC BỒI THƯỜNG

Câu hỏi của bạn về vấn đề thương lượng việc bồi thường:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp:

Thương lượng việc bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

Xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về vấn đề thương lượng việc bồi thường:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề thương lượng việc bồi thường, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề thương lượng việc bồi thường như sau:

1. Cơ sở pháp lý về vấn đề thương lượng việc bồi thường:

2. Nội dung tư vấn về vấn đề thương lượng việc bồi thường:

     Điều 46 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định về vấn đề thương lượng việc bồi thường như sau:

2.1 Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày.

     Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.

2.2 Việc thương lượng phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

  • Người yêu cầu bồi thường, cơ quan giải quyết bồi thường đều bình đẳng trong quá trình thương lượng;
  • Bảo đảm dân chủ, tôn trọng ý kiến của các thành phần tham gia thương lượng;
  • Nội dung thương lượng, kết quả thương lượng về các thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường phải phù hợp với quy định của Luật này.

2.3 Thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường bao gồm:

  • Đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường;
  • Người giải quyết bồi thường;
  • Người yêu cầu bồi thường; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (nếu có) của người yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này;
  • Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
  • Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;
  • Trường hợp cần thiết, cơ quan giải quyết bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng.
[caption id="attachment_132431" align="aligncenter" width="450"]Thương lượng việc bồi thường Thương lượng việc bồi thường[/caption]

2.4 Việc thương lượng được thực hiện tại một trong các địa điểm sau đây:

  • Trường hợp người yêu cầu bồi thường là cá nhân thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu bồi thường cư trú, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  • Trường hợp người yêu cầu bồi thường là tổ chức thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2.5 Nội dung thương lượng việc bồi thường bao gồm:

  • Các loại thiệt hại được bồi thường;
  • Số tiền bồi thường;
  • Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
  • Phương thức chi trả tiền bồi thường;
  • Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.

2.6 Việc thương lượng được thực hiện theo các bước sau đây:

  • Người yêu cầu bồi thường trình bày ý kiến về yêu cầu bồi thường của mình và cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu bồi thường của mình (nếu có);
  • Người giải quyết bồi thường công bố báo cáo xác minh thiệt hại;
  • Người giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường trao đổi, thỏa thuận về các nội dung thương lượng quy định tại khoản 5 Điều này;
  • Đại diện cơ quan giải quyết bồi thường trình bày ý kiến; người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày ý kiến (nếu có); cá nhân, đại diện tổ chức khác phát biểu ý kiến theo yêu cầu của người chủ trì;
  • Đại diện cơ quan tài chính nêu ý kiến về các loại thiệt hại, mức thiệt hại, số tiền bồi thường (nếu có);
  • Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước phát biểu ý kiến.

2.7 Việc thương lượng phải được lập thành biên bản. Trường hợp các bên tiến hành thương lượng nhiều lần thì sau mỗi lần thương lượng đều phải lập biên bản.

     Ngay sau khi kết thúc việc thương lượng, người giải quyết bồi thường phải lập biên bản kết quả thương lượng. Biên bản kết quả thương lượng phải ghi rõ những nội dung chính quy định tại khoản 5 Điều này, xác định rõ việc thương lượng thành hoặc không thành. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu bồi thường, chữ ký của đại diện các cơ quan, người tham gia thương lượng quy định tại khoản 3 Điều này và được giao cho mỗi người 01 bản tại buổi thương lượng.

2.8 Trường hợp thương lượng thành thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này.

Trường hợp thương lượng không thành thì người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề thương lượng việc bồi thường quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178