Thừa kế di sản không có di chúc theo quy định
09:39 21/03/2020
Như vậy, để thừa kế di sản không có di chúc thì bạn phải có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của những người thuộc hàng ...
- Thừa kế di sản không có di chúc theo quy định
- Thừa kế tài sản không có di chúc
- Hỏi đáp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thừa kế di sản không có di chúc
Câu hỏi của bạn về vấn đề thừa kế di sản không có di chúc:
Thưa Luật sư, cho tôi hỏi: Bà nội tôi có di chúc toàn bộ số tài sản cho cháu bao gồm nhà ở đất, ruộng đất. Và được sự đồng ý của bà và các cô, các bác. Giờ tôi vẫn thắc mắc số 1/2 số tài sản của ông nội mất chưa được ủy quyền cho bà nội, giờ tôi muốn được hợp thức hoá toàn quyền bà nội được sử dụng số tài tài sản của ông. Vậy làm văn bản giấy thừa kế như nào! Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!
Câu trả lời của bạn về thừa kế di sản không có di chúc
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thừa kế di sản là di sản chưa phân chia, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thừa kế di sản là di sản chưa phân chia như sau:
1. Cơ sở pháp lý về thừa kế di sản không có di chúc
2. Nội dung tư vấn về thừa kế di sản không có di chúc
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Khi người để lại di sản chết không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Cụ thể như sau: [caption id="attachment_192023" align="aligncenter" width="353"] Thừa kế tài sản không có di chúc[/caption]
2.1. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Căn cứ theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người thừa kế được thừa kế theo pháp luật trong những trường hợp sau:
Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản không được định đoạt trong di chúc, phần di sản liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật và phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản,… Trường hợp của gia đình bạn, do phần tài sản thuộc sở hữu, sử dụng của ông bạn trước khi mất là phần tài sản được phân chia thro pháp luật, bởi ông bạn không làm di chúc số tài sản này. Sau khi thực hiện phân chia tài sản theo pháp luật đối với phần tài sản của ông bạn thì bà nội bạn mới có thể lập di chúc để định đoạt phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình cho con cháu.
2.2. Người thừa kế theo pháp luật
Trong trường hợp người chết không để lại di chúc di sản thừa thế sẽ được chia theo hàng thừa kế được pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Lưu ý, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trong trường hợp của bạn, ông nội bạn mất không để lại di chúc do đó, di sản của ông bạn để lại sẽ được chia theo hàng thừa kế và những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Để được hưởng toàn bộ phần tài sản nói trên bạn phải có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bạn đồng ý cho bạn hưởng toàn bộ số di sản thừa kế của ông bạn.
Như vậy, để thừa kế di sản không có di chúc thì bạn phải có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bạn. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có đối tượng là quyền sử dụng đất sẽ phải công chứng. Trong quá trình thực hiện thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, để bà nội bạn có thể đứng tên trên toàn bộ phần diện tích thửa đất của ông bà nội bạn thì những người cùng hàng thừa kế với bà nội bạn có thể từ chối hoặc tặng cho phần di sản mà họ nhận được cho bà nội bạn. Như vậy, bà nội bạn có thể nhận được toàn bộ tài sản này.
Bài viết tham khảo:
- Hình thức và điều kiện của di chúc theo quy định của Luật dân sự
- Người bị tước quyền thừa kế và người bị truất quyền thừa kế
Để được tư vấn chi tiết về Thừa kế tài sản không có di chúc, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Huyền Trang