Thủ tục thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật hiện nay
10:25 12/06/2019
Thủ tục thay đổi hộ tịch, thay đổi giấy khai sinh, điều chỉnh sổ hộ khẩu, thay đổi dân tộc được quy định tại Luật Hộ tịch 2014 và Luật cư trú 2006.
- Thủ tục thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật hiện nay
- Thủ tục thay đổi hộ tịch
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỦ TỤC THAY ĐỔI HỘ TỊCH
Câu hỏi của bạn:
Chào cô (chú)! cháu tên T hiện là sinh viên năm 2 trường trung cấp quân y 2.
Ngày xưa bố mẹ cháu cưới sớm sinh cháu ra để cháu ở nhà ông bà ngoại đi xa lập nghiệp , đến tuổi cháu đi học chưa có giấy khai sinh, nhà cũng chưa có điện thoại nên không gọi cho bố mẹ cháu được nên ông bà ngoại làm giấy khai sinh cho cháu với tên cha mẹ là tên ông bà ngoại và cháu theo học với giấy khai sinh và hộ khẩu ở tỉnh ĐN từ đó tới giờ. Sau vài tháng cháu đi học thì bố cháu có về làm cho cháu 1 cái giấy khai sinh nữa theo đúng tên bố mẹ cháu và cháu cũng có tên trong hộ khẩu ở LĐ của bố mẹ. Vì khi ấy bố mẹ cháu còn rất trẻ nên không hiểu biết gì nhiều về luật và cũng không quan trọng vấn đề giấy tờ của cháu nên cứ để cháu theo một người nhưng 2 khai sinh hai hộ khẩu khác nhau.. Khi cháu lớn cháu nhận ra và nói bố mẹ ông bà đi sửa nhưng hết lần này đến lần khác đều không được nên cháu quyết tâm đợi tới đủ 18 tuổi để tự đi làm thủ tục thay đổi hộ tịch. Cháu có 2 giấy khai sinh và 2 hộ khẩu: một bên là :
--Theo bố mẹ:
Họ và tên : Vũ Thị T
Ngày sinh: 11/12/1996
Dân tộc: Kinh
Cha: Vũ Văn B
Mẹ: Ka M
-- Theo ông bà:
Họ và tên: Ka T
Ngày sinh: 21/12/1997
Dân tộc: k' Ho
Cha: K' D
Mẹ: Vũ Thị C
Cháu muốn chuyển hẳn mọi bằng cấp giấy tờ, làm các thủ tục thay đổi hộ tịch sang theo bố mẹ cháu ạ.. Cô (chú) giúp cháu tư vấn giờ cháu phải đi từ đâu ạ? cháu sẽ biết ơn rất nhiều ạ
Mong sớm có hồi âm của cô( chú) ạ!
Câu trả lời
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật hộ tịch năm 2014
- Luật sư trú năm 2006
Nội dung tư vấn:
Thay đổi hộ tịch là gì? Khoản 10 Điều 4 Luật hộ tịch 2014 quy định như sau:
10. Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, về việc có hai giấy khai sinh, hai hộ khẩu thường trú
Bạn có hai Giấy khai sinh hoàn toàn khác nhau về thông tin về nhân thân như họ tên, ngày tháng năm sinh, họ tên bố mẹ, địa chỉ thường trú,… mà trong khi đó bạn đang sử dụng Giấy khai sinh tên Ka T từ khi có đến giờ, nên các giấy tờ nhân thân liên quan đến tên Ka T là rất nhiều nên việc bạn mong muốn chuyển sang Giấy khai sinh tên Vũ Thị T, bạn phải làm thêm các thủ tục sửa đổi, cấp lại các giấy tờ nhân thân khác như chứng minh thư,.. do vậy bạn nên cân nhắc cho việc thay đổi Giấy khai sinh này, tuy nhiên việc thay đổi Giấy khai sinh cũng đảm bảo cho quyền lợi và nghĩa vụ của bạn đối với cha mẹ ruột.
Thứ hai, thủ tục chuyển giấy khai sinh, cấp lại giấy khai sinh được quy định tại Luật Hộ tịch năm 2014
- Thẩm quyền đăng ký hộ tịch trong trường hợp “ Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc” là UBND cấp huyện ( Điểm b Khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014). Khoản 3 Điều 46 Luật hộ tịch 2014 có quy định “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc”. Do vậy bạn phải đến UBND cấp huyện nơi bạn thường trú làm thủ tục thay đổi hộ tịch.
- Thủ tục thay đổim hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật Hộ tịch 2014, cụ thể là:
“Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
- Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.”
+ Trường hợp của bạn có yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, về thủ tục thay đổi sổ hộ khẩu, theo quy định của Điều 30 Luật cư trú 2006
“2. Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
- Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.”
Sau khi hoàn thành thủ tục thay đổi Giấy khai sinh, bạn đến cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hộ khẩu cho gia đình bạn theo tên bố mẹ, tiến hành thủ tục điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Liên kết tham khảo: