Thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội công lập
10:17 08/07/2017
Thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội công lập: Cơ sở bảo trợ xã hội công lập do cơ quan nhà nước quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh
- Thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội công lập
- Thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội công lập
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỦ TỤC THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI CÔNG LẬP
Kiến thức của bạn:
Thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội công lập
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 68/2008 NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
- Nghị định 81/2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định 68/2008
Nội dung tư vấn
1. Khái niệm và nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội
a. Khái niệm
Cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm cơ sở bảo trợ xã hội công lập và cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập.
- Cơ sở bảo trợ xã hội công lập do cơ quan nhà nước quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội.
- Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội.
b. Nhiệm vụ
Điều 4, Nghị định 68/2008 NĐ-CP quy định nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội như sau:
- Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội;
- Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng (đối với cơ sở bảo trợ xã hội công lập có nhiệm vụ phục hồi chức năng): phải có cán bộ y tế, trang thiết bị dụng cụ y tế, thuốc điều trị và phục hồi chức năng phù hợp, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách.
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.
- Cung cấp dịch vụ về công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình có vấn đề xã hội ở cộng đồng nơi có trụ sở (nếu có điều kiện). [caption id="attachment_39347" align="aligncenter" width="372"] Thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội công lập[/caption]
2. Thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội công lập
a. Hồ sơ thành lập
*Tờ trình thành lập (Mẫu số 1)
- Nội dung tờ trình nêu rõ:
+ Sự cần thiết thành lập cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Quá trình xây dựng đề án;
+ Nội dung cơ bản của đề án;
+ Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
* Đề án thành lập (Mẫu số 2)
- Nội dung đề án gồm:
+ Mục tiêu và nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Phương án thành lập và kế hoạch hoạt động cửa cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Đối tượng tiếp nhận;
+ Tổ chức bộ máy, nhân sự, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm;
+ Một số thông tin cơ bản về người dự kiến làm giám đốc;
+ Trụ sở làm việc (địa điểm, thiết kế) và trang thiết bị, phương tiện cần thiết;
+ Kế hoạch kinh phí;
+ Dự kiến hiệu quả;
+ Kiến nghị của cơ quan, đơn vị trình.
* Quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội (Mẫu số 3 )
- Dự thảo quy chế gồm các nội dung cơ bản:
+ Trách nhiệm của giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ;
+ Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên;
+ Trách nhiệm, quyền lợi của đối tượng nuôi dưỡng;
+ Cơ chế quản lý tài sản, tài chính;
+ Những quy định có tính chất hành chính và những vấn đề liên quan khác, phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở bảo trợ xã hội.
b. Thẩm quyền thẩm định hồ sơ
* Cơ quan thẩm định
- Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì cơ quan thẩm định là Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ.
- Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì cơ quan thẩm định là Sở Lao động - thương binh và Xã hội.
- Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì cơ quan thẩm định là Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
*Thời gian giải quyết
Cơ quan thẩm định có trách nhiệm tiếp nhận và cấp giấy biên nhận cho bên nộp hồ sơ; trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì phải tiến hành thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
Trường hợp không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thì cấp có thẩm quyền thành lập phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
c. Thẩm quyền thành lập
Thẩm quyền cho phép thành lập, hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội quy định như sau:
- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trên phạm vi tỉnh, thành phố và cơ sở bảo trợ xã hội công lập hoạt động trên phạm vi cấp huyện.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trên phạm vi cấp huyện.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thẩm định, người có thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội phải ra quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội
Bài viết tham khảo:
- Thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội công lập
- Tải mẫu đơn đề nghị tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội