• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục làm lại chứng minh thư nhân dân do bị mất: Căn cứ theo điều 5 Nghị định 05/1999 quy định về các trường hợp được cấp mới, làm lại...

  • Thủ tục làm lại chứng minh thư nhân dân do bị mất
  • làm lại chứng minh thư nhân dân
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC LÀM LẠI CHỨNG MINH NHÂN DÂN DO BỊ MẤT

Kiến thức của bạn:

    Thủ tục làm lại chứng minh thư nhân dân do bị mất theo quy định pháp luật?

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 05/1999/NĐ-CP Quy định về chứng minh nhân dân.
  • Thông tư 04/1999/TT Hướng dẫn một số quy định về nghị định 05/1999.
  • Nghị định 170/2007/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung trong nghị định 05/1999.

Nội dung tư vấn:     Điều 1 Nghị định 05/1999 NĐ-CP quy định:

Điều 1. Chứng minh nhân dân

Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

  1. Điều kiện khi làm lại chứng minh thư nhân dân.

    Căn cứ theo điều 5 Nghị định 05/1999 quy định về các trường hợp được cấp mới, làm lại chứng minh thư nhân dân:

    Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

"1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại."

   Vậy căn cứ theo khoản 2 điều 5 thì trường hợp mất chứng minh thư nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại. [caption id="attachment_28427" align="aligncenter" width="456"]làm lại chứng minh thư nhân dân Làm lại chứng minh thư nhân dân[/caption]

  2. Thủ tục làm lại chứng minh thư nhân dân do bị mất.

   Thứ nhất, hồ sơ làm lại chứng minh thư nhân dân do bị mất

    Căn cứ Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP; mục 2 Nghị định 170/2007/NĐ-CP thì bạn cần nộp:

  • Sổ hộ khẩu.
  • Đơn đề nghị cấp chứng minh thư nhân dân (Mẫu CM3), có ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn.
  • 02 ảnh 3x4 (mắt nhìn thẳng, không đeo kính, không để râu, tóc không trùm tai, trùm gáy, nếu là phụ nữ không để hở ngực).
  • Giấy tờ chứng minh thuộc diện không thu lệ phí cấp chứng minh thư nhân dân (bản photocopy kèm bản chính để đối chiếu).

   Thứ hai, trình tự các bước xin làm lại chứng minh thư nhân dân.

  • Kê khai tờ khai cấp chứng minh thư nhân dân (theo mẫu có sẵn);
  • In vân tay hai ngón trỏ vào chỉ bản, tờ khai (theo mẫu) hoặc thu vân tay hai ngón trỏ qua máy lấy vân tay tự động để in vào chỉ bản và chứng minh nhân dân.
  • Viết giấy biên nhận trao cho người nộp

   Thứ ba, thời hạn giải quyết làm lại chứng minh thư nhân dân.

  • Tại Công an thành phố: Không quá 06 ngày làm việc nếu không qua tra cứu và không quá 10 ngày làm việc nếu phải qua tra cứu (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ).
  • Tại Công an huyện đồng bằng: Không quá 10 ngày làm việc nếu không qua tra cứu và không quá 15 ngày làm việc nếu phải qua tra cứu (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ).
  • Tại Công an các huyện miền núi, hải đảo: Không quá 15 ngày làm việc nếu không qua tra cứu và không quá 20 ngày làm việc nếu phải qua tra cứu (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ)

   Ngoài ra hiện tại khi luật căn cước công dân được ban hành, thì thẻ căn cước công dân có giá trị ngang với chứng minh thư nhân dân.

   Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

   Chuyển hộ khẩu có phải đổi chứng minh thư không?

   Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân

  Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7 :19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua Email: [email protected]. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn!

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

      Trân trọng ./.

Liên kết tham khảo:

 
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178