• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận đơn của Tòa án

  • Thủ tục giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp sơ thẩm
  • thủ tục giải quyết vụ án hành chính
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TOÀ ÁN CẤP THẨM

Kiến thức của bạn:

     Thủ tục giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp sơ thẩm.

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn :

     Thủ tục giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp sơ thẩm được quy định tại chương IX, chương X của Luật Tố tụng hành chính. Theo đó giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp sơ thẩm cần trải qua các bước sau:

  1. Nhận và xem xét đơn khởi kiện khi giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp thẩm

     Tòa án nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận đơn của Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp nhận đơn trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn. Việc nhận đơn khởi kiện được ghi vào sổ nhận đơn và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

     Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 246 Luật Tố tụng hành chính.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính, gồm:

     * Người khởi kiện không có quyền khởi kiện.

     * Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ.

     * Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.

     * Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

     * Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

     * Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 Luật Tố tụng hành chính.

     * Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định.

     * Hết thời hạn được thông báo mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng. [caption id="attachment_46987" align="aligncenter" width="374"]giải quyết vụ án hành chính tại tòa án cấp sơ thẩm Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp sơ thẩm[/caption]

  1. Thụ lý vụ án khi giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp thẩm

     Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.

     Trường hợp hết thời hạn quy định mà người khởi kiện mới nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì giải quyết như sau:

  • Trường hợp chưa trả lại đơn khởi kiện thì Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án.
  • Trường hợp đã trả lại đơn khởi kiện mà người khởi kiện chứng minh được là họ đã nộp tiền tạm ứng án phí đúng thời hạn quy định, nhưng vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên họ nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án không đúng hạn thì Thẩm phán yêu cầu họ nộp lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo và tiến hành thụ lý vụ án; trường hợp này ngày khởi kiện là ngày nộp đơn khởi kiện lần đầu.
  • Trường hợp sau khi Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện mới nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Thẩm phán yêu cầu họ nộp lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý vụ án; trường hợp này ngày khởi kiện là ngày nộp lại đơn khởi kiện.

     Khi nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí của đương sự thì Tòa án phải cấp cho họ giấy xác nhận về việc nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

     Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

  1. Đối thoại và chuẩn bị xét xử khi giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp thẩm

     Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri được quy định như sau:

  • 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử 1 lần, nhưng không quá 2 tháng.
  • 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử 1 lần, nhưng không quá 1 tháng.

     Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

     Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn.

     Các quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:

  1. Mở phiên tòa sơ thẩm khi giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án cấp thẩm

  • Bắt đầu phiên tòa, gồm các công việc sau:

     * Khai mạc phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa khai mạc và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử

     * Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người phiên dịch

     * Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng

  • Tranh tụng tại phiên tòa
  • Nghị án và tuyên án

     * Nghị án: là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án.

     * Tuyên án: Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     - Thủ tục khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành

     - Hoãn phiên tòa sơ thẩm hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015

     Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7 :19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua Email: [email protected]. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn!

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng./.

     Trân trọng ./.

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178