• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục chia tách sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

  • Thủ tục chia tách sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
  • chia tách sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC CHIA TÁCH SÁP NHẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Kiến thức  của bạn:  

     Thủ tục chia tách sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 143/2016 NĐ- CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Nội dung tư vấn

     Muốn chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

  • Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước, ngành, địa phương;
  • Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp;
  • Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đủ các điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

1. Hồ sơ đề nghị chia tách sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

     Khoản 2 điều 10 Nghị định 143/2016 NĐ- CP quy định về hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, trong đó nêu rõ lý do, mục đích của việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trụ sở chính, phân hiệu, địa điểm đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi sáp nhập và trụ sở mới của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi chia, tách;
  • Đề án chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó làm rõ phương án bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kế hoạch, thời gian dự kiến, lộ trình thực hiện việc chia, tách, sáp nhập; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp;
  • Biên bản họp, nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc những người góp vốn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.
[caption id="attachment_59130" align="aligncenter" width="394"]chia tách sát nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp chia tách sát nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp[/caption]

2. Thủ tục chia tách sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

a. Tiếp nhận hồ sơ chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập hồ sơ theo quy định gửi cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp trước khi trình người có thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nêu rõ lý do.

b. Quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

     Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hợp lệ, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình người có thẩm quyền quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

c. Thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.
  • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.
  • Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.

3. Thời hạn gửi quyết định chia, tách, sáp nhập hoặc quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

     Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập, quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng tư thục, Tổng cục Dạy nghề gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ quản của trường cao đẳng để theo dõi, quản lý;

     Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp đặt trụ sở chính để theo dõi, quản lý;

     Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

      Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về thủ tục chia tách sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!.                                                                                                       

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178