Thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip từ năm 2021?
09:02 12/03/2021
Từ năm 2021, Bộ Công an đã tiến hành cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip trên phạm vi toàn quốc, thủ tục cấp thẻ CCCD được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip từ năm 2021?
- thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip
- Pháp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư, hiện nay tất cả các địa phương đang triển khai việc cấp, cấp đổi căn cước công dân gắn chip, Luật sư cho tôi hỏi có phải tất cả công dân đều phải tiến hành việc đổi chứng minh nhân dân sang thẻ CCCD gắn chip không. Thủ tục cấp CCCD gắn chip được thực hiện như thế nào?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thủ tục cấp CCCD gắn chip; chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật căn cước công dân 2014;
- Thông tư 07/2016 TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật căn cước công dân;
1. Hiểu về thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip như thế nào?
Thẻ căn cước công dân gắn chip hay thẻ căn cước điện tử là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
Hiện nay trên thế giới đã có hơn 70 quốc gia đang sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip để sử dụng trong xác thực danh tính, chữ ký điện tử, cấp quyền ra vào những địa điểm bảo mật và tích hợp thông tin như số an sinh xã hội, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, vé tàu xe, thẻ thanh toán và cả thẻ ngân hàng…
Chính vì những tính năng tiện ích, tiết kiệm của thẻ CCCD gắn chip, từ năm 2021 theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, Việt Nam chính thức triển khai làm thẻ CCCD, cấp đổi thẻ CCCD gắn chip.
Trình tự thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip cơ bản như thủ tục làm, cấp đổi căn cước công dân theo Luật căn cước công dân năm 2014.
2. Đối tượng được cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chip
Theo Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip là:
Thẻ căn cước công dân phải được cấp đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi, đủ 60 tuổi, trường hợp thẻ CCCD được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi thì thẻ vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi tiếp theo.
Các trường hợp được cấp đổi, cấp lại thẻ CCCD tại Điều 23 Luật căn cước công dân như sau:
Theo đó đối tượng được cấp thẻ CCCD gắn chip là công dân Việt Nam đủ từ 14 tuổi, những ai đã có chứng minh nhân dân (9 số và 12 số), thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn
3. Thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip
Cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ CCCD gắn chip, cấp đổi thẻ CCCD gắn chip theo Điều 26 Luật căn cước công dân như sau:
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
Căn cứ Luật căn cước công dân 2014, Thông tư 07/2014/TTBCA, Thông tư 40/2019/TT-BCA về căn cước công dân, trình tự thủ tục đối với các trường hợp cấp mới, cấp đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chip từ năm 2021 như sau:
3.1 Thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip lần đầu.
Trình tự, thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip được thực hiện theo Điều 22 Luật căn cước công dân 2014.
Bước 1: Điền vào tờ khai
Để làm thủ tục cấp Căn cước công dân, người dân cần đến Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an cấp huyện. Khi đi, người dân cần mang theo Sổ hộ khẩu. Khi đến làm thủ tục, sẽ được cấp Tờ khai Căn cước công dân, người dân tiến hành điền thông tin vào Tờ khai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Công dân xuất trình Sổ hộ khẩu cho đến khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được hoàn thiện.
Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Sổ hộ khẩu hoặc đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân.
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay
Thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung, kiểm tra Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) rồi ký tên xác nhận thông tin.
Bước 4: Trả kết quả
Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 - thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.
Lệ phí: Miễn phí theo khoản 2 Điều 32 Luật Căn cước công dân.
Thời hạn giải quyết: Theo Điều 25 Luật căn cước công dân thì thời hạn không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc, Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
3.2 Thủ tục cấp đổi thẻ CCCD gắn chip từ chứng minh nhân dân
Về cơ bản Thủ tục cấp đổi thẻ căn cước công dân gắn chip được thực hiện như thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip mới. Theo Điều 24 Luật căn cước công dân về trình tự, thủ tục cấp đổi thẻ CCCD như sau:
Bước 1: Điền tờ khai.
Mang theo Sổ hộ khẩu, điền vào Tờ khai Căn cước công dân theo mẫu tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.
Trường hợp bị mất CMND, CCCD, cần làm thêm đơn xin xác nhận của công an cấp xã.
Bước 2: Xuất trình sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin với Tờ khai. Nộp lại CMND cũ:
* Đối với CMND 9 số
- CMND 9 số còn rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả CMND đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục.
Ngay sau khi nhận CMND đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc CMND 9 số có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số CMND cho công dân;
- Trường hợp CMND 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì thu, hủy CMND đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số CMND cho công dân.
* Đối với CMND 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó, mỗi cạnh góc vuông bên phải là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả CMND đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.
* Trường hợp mất CMND 9 số làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy số CMND 9 số đã mất cho công dân.
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay
Chụp ảnh, thu thập vân tay, nhận Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân kiểm tra và ký xác nhận.
Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân và nộp lệ phí.
Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.
Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc, tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc
Lệ phí: lệ phí cấp đổi thẻ CCCD gắn chip từ chứng minh nhân dân là 30.000 đồng, đặc biệt khi cấp đổi thẻ CCCD từ CMND 9 số, 12 số trước ngày 30/06/2021 sẽ được giảm 50% lệ phí chỉ còng 15.000 đồng ( Theo Thông tư 59/2019/TT-BTC).
3.3 Thủ tục cấp đổi thẻ CCCD gắn chip từ CCCD mã vạch
Về cơ bản việc cấp đổi CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip tương tự như đổi CMND 09 số, 12 số sang CCCD gắn chip. Tuy nhiên, khi đổi CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip thì CCCD mã vạch bị thu lại.
Kết luận:
Như vậy, không phải tất cả công dân đều bắt buộc chuyển đổi sang căn cước công dân gắn chip, thẻ căn cước công dân vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi hết hạn. Khi thực hiện việc cấp, cấp đổi thẻ CCCD gắn chip người dân cân mang theo Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân để được cấp, cấp đổi thẻ CCCD gắn chip.
Chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi khi đi đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân gắn chip cần mang những giấy tờ gì? Cảm ơn Luật sư.
4. Tình huống tham khảo: Hồ sơ cấp đổi thẻ CCCD gắn chip gồm giấy tờ gì?
Theo Thông tư 11/2016/TT-BCA, Thông tư 48/2019/TT-BCA, để làm thủ tục cấp Căn cước công dân, người dân cần đến Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an cấp huyện.
Khi đi, người dân cần mang theo Sổ hộ khẩu. Khi đến làm thủ tục, sẽ được cấp Tờ khai Căn cước công dân, người dân tiến hành điền thông tin vào Tờ khai.
Nếu đổi Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số hoặc Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip (nếu không thuộc trường hợp bị mất), thì cần mang theo Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cũ để cán bộ cắt góc.
Riêng Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc thì sẽ được thu và hủy.
Luật Cư trú 2020 được Quốc hội thông qua đã chính thức khai tử Sổ hộ khẩu. Sổ này sẽ chấm dứt vai trò của nó vào ngày 01/01/2023. Việc quản lý thông tin về cư trú của công dân sẽ được thực hiện trên nền tảng số mà cụ thể là Cơ sở dữ liệu về cư trú. Cơ sở dữ liệu về cư trú được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Như vậy, trong tương lai, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào hoạt động ổn định và đầy đủ dữ liệu thì người dân khi đi làm căn cước công dân gắn chip sẽ không còn phải mang Sổ hộ khẩu.
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip, như thời hạn sử dụng thẻ căn cước công dân, thời hạn giải quyết việc cấp đổi căn cước công dân... và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chip:
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Minh Huyền