• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ quan trọng trong hoạt động thương mại. Giấy chứng nhận xuất xứ do các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp

  • Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
  • Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

Kiến thức của bạn:

Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp luật:

  • Luật thương mại năm 2005
  • Nghị định 19/2006/NĐ-CP Quy định cho tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa
  • Nghị định 07/2006 thông tư hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ theo nghị định 19/2006/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn:

       Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó. Giấy chứng nhận xuất xứ ( viết tắt là C/O) do các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cấp theo mẫu quy định. Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được tiến hành theo quy định của pháp luật.

      1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

      Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm các giấy tờ sau:

      - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh, hợp lệ (Phụ lục III);

      - Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh bao gồm một (01) bản gốc và ba (03) bản sao.

      - Tờ khai hải quan xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu “sao y bản chính“), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo qui định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể nộp sau chứng từ này nhưng không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

      - Ngoài ra, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như

      + Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên, phụ liệu;

      + Giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán;

      + Hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước;

      + Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu;

      + Vận đơn đường biển; vận đơn đường không và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu;

  [caption id="attachment_49291" align="aligncenter" width="535"]Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa[/caption]

      2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

      Bước 1: Đăng kí hồ sơ thương nhân 

      Khi nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu lần đầu, người đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải tiến hành đăng kí hồ sơ thương nhân. Hồ sơ đó gồm những giấy tờ sau:

       Đăng ký mẫu chữ ký của Người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Phụ lục I thông tư 07/2006/TT-BTM);

      - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);

      - Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);

      - Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Phụ lục II – thông tư 07/2006/TT-BTM nếu có).

      Lưu ý:

      - Mọi sự thay đổi trong Hồ sơ thương nhân phải được thông báo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O nơi liên hệ để được cấp C/O. Hồ sơ thương nhân phải được cập nhập hai (02) năm một lần;

      - Thương nhân đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét giải quyết việc cấp C/O tại nơi đã đăng ký Hồ sơ thương nhân;

      - Các trường hợp trước đây đã xin cấp C/O nhưng chưa đăng ký Hồ sơ thương nhân phải được thực hiện trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

       Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

      -  Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu phải nộp cho tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về nội dung bộ hồ sơ đó.

      - Khi người đề nghị cấp C/O nộp Bộ hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận Bộ hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận phải thông báo cụ thể yêu cầu bằng văn bản, lập giấy biên nhận bộ hồ sơ và giao cho Người đề nghị cấp một bản khi Tổ chức cấp C/O yêu cầu xuất trình thêm những chứng từ theo quy định hoặc khi Người đề nghị cấp C/O yêu cầu. Đối với trường hợp phải xác minh thêm thì cần nêu rõ thời hạn theo quy định của pháp luật.

      - Bước 3: Cấp giấy chứng nhận 

      Khi nhận được hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận.

      - Cấp giấy chứng nhận:

      + Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thương nhân, tổ chức cấp  C/O tiến hành cấp giấy chứng nhận C/O.

      +Thời hạn cấp C/O không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp Bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;

      - Từ chối cấp giấy chứng nhận

      Tổ chức cấp C/O có quyền từ chối cấp C/O trong các trường hợp sau:

      + Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại khoản 1, mục II của Thông tư này;

      + Bộ hồ sơ xin cấp C/O không chính xác, không đầy đủ như quy định tại khoản 2, mục II của Thông tư này;

      + Người đề nghị cấp C/O chưa nộp chứng từ nợ theo quy định tại điểm a, khoản 2, mục II của Thông tư này;

      + Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;

      + Xuất trình Bộ hồ sơ cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân;

      + Mẫu C/O khai bằng chữ viết tay, bị tẩy xóa nhiều, mờ không đọc được hoặc được in bằng nhiều màu mực;

      + Có căn cứ hợp pháp chứng minh sản phẩm không có xuất xứ Việt Nam hoặc Người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm;

      Khi từ chối cấp C/O, Tổ chức cấp C/O phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho Người đề nghị cấp C/O biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày từ chối

      Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: [email protected]

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng.                                        

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178