• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thư tín dụng sử dụng ở ngân hàng thương mại: đây là một tín dụng thư mà do ngân hàng cấp cho một đối tượng được thụ hưởng...

  • Thư tín dụng sử dụng ở ngân hàng thương mại
  • Thư tín dụng sử dụng ở ngân hàng thương mại
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THƯ TÍN DỤNG SỬ DỤNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Câu hỏi về thư tín dụng sử dụng ở ngân hàng thương mại

     Chào Luật sư, tôi có vấn đề mong được Luật sư tư vấn. Tôi có bán một lô hàng cho đối tác và đối tác của tôi muốn thanh toán bằng tín dụng thư. Vậy xin hỏi Luật sư, tín dụng thư là gì? có mở được ở ngân hàng Việt Nam không.

Câu trả lời về thư tín dụng sử dụng ở ngân hàng thương mại

     Chào bạn! Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thư tín dụng sử dụng ở ngân hàng thương mại, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về sử dụng thư tín dụng ở ngân hàng thương mại như sau:

     1. Căn cứ pháp lý về thư tín dụng sử dụng ở ngân hàng thương mại

     2. Nội dung tư vấn về thư tín dụng sử dụng ở các ngân hàng thương mại

     Khoản 6 Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định cho phép ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động sau:

     “Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ.

     Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.”

     Như vậy ngân hàng thương mại tại Việt Nam có thể thực hiện thanh toán bằng thư tín dụng do đó bạn có thể đến các ngân hàng của Việt Nam để yêu cầu mở thư tín dụng.

     2.1 Khái niệm thư tín dụng

     Thư tín dụng (Letter of Credit) viết tắt là L/C là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).

     L/C có thể hiểu như sau: đây là một tín dụng thư mà do ngân hàng cấp cho một đối tượng được thụ hưởng. Nếu muốn được thụ hưởng thì người đó phải cung cấp bộ chứng từ phù hợp với điều kiện mà bộ L/C đưa ra và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về thanh toán qua thư tín dụng. [caption id="attachment_127251" align="aligncenter" width="450"]Thư tín dụng sử dụng ở ngân hàng thương mại Thư tín dụng sử dụng ở ngân hàng thương mại[/caption]

     2.2 Đặc điểm của L/C

     L/C là giao dịch thanh toán giữa hai bên trong đó một bên là ngân hàng, bên còn lại là bên được thụ hưởng.

     L/C độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa: L/C là cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp, trên cơ sở có hợp đồng thương mại. Tuy nhiên việc thanh toán qua L/C lại độc lập với các phát sinh của hợp đồng sau này.

     L/C chỉ được thanh toán căn cứ vào chứng từ: Các ngân hàng phát hành bộ chứng từ L/C khi thanh toán cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà người thụ hưởng đưa ra. Vì vậy thanh toán bằng L/C luôn đòi hỏi sự chặt chẽ, chính xác của bộ chứng từ hay nói khác đi, L/C đòi hỏi luôn phải có bộ chứng từ “sạch” thì mới thanh toán.

     2.3 Phân loại thư tín dụng

     Thư tín dụng có thể chia ra nhiều loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng tựu chung lại thì thường có các loại sau đây..

     2.3.1 Thư tín dụng có thể hủy ngang và không thể hủy ngang
  • Thư tín dụng có thể hủy ngang: Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì bên xin mở L/C có quyền hủy bỏ L/C mà không cần thông báo với bên được thụ hưởng
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang: Là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho bên được thụ hưởng và yêu cầu mở sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu. Điều 3 UCP-ICC 2006 bản quy tắc thực hành thống nhất về tín đụng thư chứng từ quy định Nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy bỏ, thì nó đương nhiên được thừa nhận là không thể hủy bỏ.
     2.3.2 Thư tín dụng trả ngay và trả chậm
  • Thư tín dụng trả ngay: Là loại thư tín dụng trong đó người thụ hưởng sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong Thư tín dụng tại ngân hàng chỉ định thanh toán.
  • Thư tín dụng trả chậm: Là loại thư tín dụng không hủy ngang trong đó quy định ngân hàng mở L/C cam kết với người được thụ hưởng sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời hạn cụ thể trong tương lai ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần hối phiếu. Khi chỉ định một ngân hàng thanh toán trả chậm, ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng đó thực hiện thanh toán bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với quy định trong Thư tín dụng vào một thời điểm xác định trong tương lai đã nêu trong thư tín dụng. Đồng thời, ngân hàng phát hành cũng cam kết bồi hoàn cho ngân hàng thanh toán đúng thời hạn.

      Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thư tín dụng sử dụng ở ngân hàng, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178