• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện: công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ..có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016...

  • Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn nghị định 11/2010/NĐ-CP
  • Thông tư 50/2015/TT-BGTVT
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thông tư 50/2015/TT-BGTVT

     Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện: công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tng giao thông đường bộ, đấu nối đường nhánh vào quốc lộ; mã số đặt tên hệ thống đường tỉnh; bảo đảm giao thông và an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác..Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và thay thế Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2015/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2015

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 11/2010/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một sđiều của Nghị định số 11/2010/NĐ-GP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện: công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tng giao thông đường bộ, đấu nối đường nhánh vào quốc lộ; mã số đặt tên hệ thống đường tỉnh; bảo đảm giao thông và an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác; thẩm định và thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; bảo đảm giao thông và an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thẩm định và thm tra an toàn giao thông đường bộ.

Chương II

PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 3. Đất của đường bộ

Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ. Công trình đường bộ gồm:

1. Đường bộ

a) Đường (nền đường, mặt đường, lề đường, hè phố);

b) Cầu đường bộ (cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu vượt đường bộ, cầu vượt đường sắt, cầu vượt biển), kể cả cầu dành cho người đi bộ;

c) Hầm đường bộ (hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hàm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị), kể cả hầm dành cho người đi bộ;

d) Bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn.

2. Điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí cu, đường.

3. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: đèn tín hiệu; biển báo hiệu; giá treo biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu; khung, giá hạn chế tĩnh không; cọc tiêu, cột cây s, vạch kẻ đường và các thiết bị khác.

4. Đảo giao thông, dải phân cách, rào chắn, tường hộ lan.

5. Các mốc đo đạc, mốc lộ giới, cột mốc giải phóng mặt bằng xây dựng công trình đường bộ.

6. Hệ thống chiếu sáng đường bộ.

7. Hệ thống thoát nước, hầm kỹ thuật, kè đường bộ.

8. Công trình chống va trôi, chỉnh trị dòng nước, chống sạt lở đường bộ.

9. Đường cứu nạn, nơi cất giữ phương tiện vượt sông, nhà hạt, nơi cất giữ vật tư, thiết bị dự phòng bảo đảm giao thông.

10. Các công trình phụ trợ bảo đảm môi trường, bảo đảm an toàn giao thông.

Điều 4. Hành lang an toàn đường bộ

1. Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ (kể cả phần mặt nước dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao) nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.

2. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được quy định từ Điều 15 đến Điều 19 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2010/NĐ-CP) và khoản 2, khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tt là Nghị định số 100/2013/NĐ-CP). Các cơ quan quản lý đường bộ khi xác định bề rộng hành lang an toàn đối với đường phải căn cứ cấp kỹ thuật của đường được quản lý theo quy hoạch, đối với cầu phải căn cứ vào chiều dọc, chiều ngang của cầu.

3. Trường hợp đường bộ đi chung với công trình thủy lợi, hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật về đê điều.

Điều 5. Xác định phạm vi đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ

1. Đối với trường hợp chưa xác định phạm vi đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ, đường định mốc lộ giới, phạm vi đất của đường bộ và phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ được xác định theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP .

2. Đối với đường bộ đang khai thác, phạm vi hành lang an toàn đường bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị định số 11/2010/NĐ-CP có hiệu lực, phạm vi đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ được xác định như sau:

a) Phạm vi đất của đường bộ được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP .

b) Phạm vi hành lang an toàn đường bộ được xác định sau khi đã xác định phạm vi đất của đường bộ, cụ thể:

Trường hợp phần hành lang an toàn đường bộ còn lại lớn hơn hoặc bằng bề rộng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP thì giữ nguyên.

Trường hợp phần hành lang an toàn đường bộ còn lại nhỏ hơn bề rộng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, tiến hành xác đnh lại phạm vi hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP

Điều 6. Phạm vi bảo vệ trên không của công trình đường bộ

1. Công trình đã có trước ngày Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT của Btrưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT) có hiu lực (được cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng), nếu phạm vi bảo vệ trên không của công trình đường bộ chưa đáp ứng quy định tại Điều 21 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP , đồng thi không gây nguy him, mất an toàn giao thông tạm thời được giữ nguyên hiện trạng đến ngày 31/12/2020.

2. Công trình được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng; công trình đang khai thác sử dụng chưa đáp ứng quy định tại Điều 21 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP gây nguy hiểm, mất an toàn giao thông phải bảo đm đủ phạm vi bảo vệ trên không của công trình đường bộ (theo phương thng đứng) như sau:

a) Đối với cầu vượt trên đường, bộ, khoảng cách tối thiểu tính từ điểm cao nhất của mặt đường bộ đến điểm thấp nhất của kết cấu nhịp cầu theo phương thẳng đứng (không kể phần dự phòng cho tôn cao mặt đường khi sửa chữa, nâng cấp, mở rộng) là 4,75 mét;

Đối với cầu vượt đường cao tốc phải thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc;

b) Đối với đường dây thông tin đi phía trên đường bộ phải bảo đảm khoảng cách theo phương thng đứng từ điểm cao nhất, của mặt đường (không kể phn dự phòng cho tôn cao mặt đường khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo) tới điểm thấp nhất của đường dây thông tin ở trạng thái võng cực đại tối thiểu là 5,50 mét;

c) Đối với đường dây tải điện đi phía trên đường bộ phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất của mặt đường (không kphần dự phòng cho tôn cao mặt đường khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo) tới điểm thấp nhất của đường dây tải điện ở trạng thái võng cực đại đến tối thiểu là 4,75 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp do pháp luật về điện lực quy định;

d) Đối với công trình băng tải đi phía trên đường bộ phải bảo đảm khoảng cách theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất của mt đường (không kể phần dự phòng cho tôn cao mặt đường khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo) tới điểm thấp nhất của công trình tối thiểu là 4,75 mét;

đ) Phạm vi bảo vệ trên không của các loại công trình đi phía trên đường bộ tại nút giao khác mức phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này, từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của công trình trên cùng của nút giao.

3. Xác định chiều cao dự phòng khi tôn cao mặt đường

a) Đối với công trình vượt trên đường bộ, căn cứ hiện trạng và quy hoạch của tuyến đường bộ có công trình đi vượt trên để xác định chiều cao dự phòng cho tôn cao mặt đường bộ.

b) Đối với công trình đường bộ đi dưới cầu vượt hoặc các công trình thiết yếu, căn cứ thiết kế công trình đường bộ và quy hoạch của tuyến đường bộ để xác định chiều cao dự phòng cho tôn cao mặt đường bộ.

Điều 7. Khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với công trình thiết yếu

1. Công trình thiết yếu quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cho phép xây dựng nằm trong phạm vi đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ (bao gồm cả phần dưới mặt nước) phải ở chiều sâu hoặc khoảng cách theo chiều ngang không làm ảnh hưởng đến quản lý, bảo trì, khai thác và sự bền vững công trình đường bộ.

2. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với cột của công trình thiết yếu (nằm trong hoặc ngoài hành lang an toàn đường bộ) phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu như sau:

a) Khoảng cách từ chân cột ăng ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây tải điện đến chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào tối thiểu bằng 1,3 lần chiều cao của cột (tính từ mặt đất tại chân cột đến đỉnh cột) và không được nhỏ hơn 5 mét;

b) Trường hợp đường bộ đi qua khu vực nội thành, nội thị, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang bằng bề rộng của chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Trường hợp đường bộ đi qua khu vực miền núi có địa hình núi cao, vực sâu, khu vực không còn quỹ đất để xây dựng, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với cột của công trình thiết yếu được phép nhỏ hơn khoảng cách quy định tại điểm a khoản này nhưng tối thiểu phải cách mép phn xe chạy 2 mét.

3. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với cột của công trình băng tải phục vụ sản xuất đặt ngang qua đường bộ phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu như sau:

a) Đối với các vị trí đặt trên đường bộ đi qua khu vực ni thành, ni thị chân cột đặt trên lề đường, hè phố (có bó vỉa), khoảng cách từ điểm gần nhất của chân cột đến mép ngoài cùng của mặt đường xe chạy phải đảm bảo tối thiểu 1 mét, đối với chân trụ băng tải phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét;

b) Đối với vị trí đặt trên đường bộ đi qua khu vực ngoài đô thị, chân cột phải đặt bên ngoài phạm vi đất của đường bộ;

c) Trường hợp khẩu độ công trình lớn, được phép đặt cột trên dải phân cách giữa nếu đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ điểm gần nhất của chân cột đến mép ngoài cùng của mặt đường xe chạy bng 0,5 mét;

d) Không được đặt chân cột lên các công trình đường bộ hiện hữu như công, rãnh dọc thoát nước.

(....................................................)

>>>Bạn có thể tải thông tư 50/2015/TT-BGTVT: Tại đây

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thông tư 50/2015/TT-BGTVT, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật  miễn phí 24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Văn Chung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178